Phân lô bán nền có là thủ phạm của những sơn sốt đất hay không? Phân lô bán nền, quản hay cấm? Chia sẽ tại buổi tọa đàm, ông Trần Quốc Thái, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho rằng, thực sự đây là vấn đề không dễ gì trả lời.
Theo ông Thái, khi phân tích tình hình, trả lời câu hỏi này, cần thu thập thông tin thị trường mới rõ được sốt đất gồm những nguyên nhân gì, xác định đâu là nguyên nhân chính.
"Vậy nguyên nhân sốt đất có phải do luật không? Theo tôi, hệ thống luật pháp quy định đã ban hành tương đối đầy đủ, toàn diện, cả quản lý trong đô thị, trong nông thôn như thế nào. Vấn đề là câu chuyện có tuân thủ hay không?”, ông Thái nói.
Theo bà Hoàng Thị Vân Anh, Vụ trưởng Vụ Chính sách pháp chế (Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường), thời điểm thi hành Luật Đất đai 2003, Nghị định 181 cấm hoàn toàn phân lô bán nền ở khu vực đô thị và khu vực phát triển quy hoạch đô thị. Nhưng 2 năm sau đó, Nghị định 17 lại mở hơn, cho phép phân lô bán nền ở khu vực thị trấn và nông thôn.
Khi Quốc hội thảo luận Luật Đất đai 2013, Điều 194 vẫn quy định, trong các dự án phát triển về nhà ở, đất ở vẫn mở ra hình thức cho phân lô bán nền. Bởi nhu cầu thị hiếu và khả năng tiếp cận của người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp.
Theo bà Vân Anh, Chính phủ quy định vẫn có phạm vi phải quản, quản theo hướng quy định các khu vực được phân lô bán nền và giao cho các UBND cấp tỉnh xem xét các dự án cụ thể để quyết định dự án nào được thực hiện phân lô bán nền.
“Dù có quy định, nhưng vẫn có các bất cập trên thực tiễn. Cần nghiên cứu quản như thế nào, quản ở đâu để mang lại hiệu quả là câu chuyện cần nghiên cứu trong thời gian tới”, bà Vân Anh nói.
Ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, việc phân lô bán nền bản chất là đất không xây nhà mà đem ra bán là không sinh lợi, đồng vốn nằm ở đất, không tạo dựng phát triển, cứ chờ giá đất lên cao. Các nước đang phát triển, đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa như Việt Nam thì giá trị giá trị đất đai tăng lên là bình thường.
Theo ông Võ, hiện chỉ cần một bản quy hoạch mới đất đai được công bố là khiến giá đất ở đó tăng lên. Những kiến nghị xây dựng khu đô thị mới, sân bay, biến xã thành phường, huyện lên quận... tất cả cũng đều khiến đất tăng giá. Nhưng điều này ở các nước phát triển là không có. Việc kinh doanh dựa vào lừa mua đất, chờ tăng giá là không có hiệu quả cho nền kinh tế.
-
Hai bộ cùng nhiều địa phương lao vào dập, liệu "sốt" đất có hạ nhiệt?
Theo chuyên gia, muốn dập được "sốt" đất, cần truy tận cùng xem nguyên nhân gì lại khiến thị trường "sốt" lên đùng đùng như thế, không đi đúng vào nguyên nhân thì không thể "dập" được.
-
Giám đốc phân lô bán hàng nghìn nền đất “ma" ở Phú Quốc
Công an Phú Quốc đã bắt giữ nhóm người phân lô, bán nền, lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai ở Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
-
Bỏ 17 tỉ đồng mua nhà, nhưng khi nhận bàn giao chỉ biết “chết lặng”
Cách đây 2 năm, một người phụ nữ tên Zhang tại Trung Quốc đã chi 5 triệu nhân dân tệ (hơn 17 tỉ đồng) để mua một căn nhà ở Định Kiều, Hàng Châu. Tuy nhiên, cô đã “chết lặng” khi căn nhà quá khác xa quảng cáo....
-
Bất động sản và những cú lừa ngoạn mục
Thị trường bất động sản (BĐS) được xem là “mỏ vàng” cho các nhà đầu tư. Nhưng mặt trái của thị trường này là sự phức tạp, tính rủi ro cao và là miếng mồi béo bở cho những kẻ đầu cơ, trục lợi. Nhiều người chạy theo cơn sốt của thị trường BĐS, nhưng do...