Công ty CP sản xuất container Hòa Phát mới đây đã bàn giao lô hàng 100 container loại 20 feet cho đối tác. Đây là lô hàng đầu tiên mà Hòa Phát xuất ra thị trường sau 2 năm đầu tư dự án nhà máy sản xuất vỏ container tại KCN Phú Mỹ II mở rộng, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hòa Phát "lấn sân" sang lĩnh vực sản xuất container
Trước đó, tháng 2/2021, Tập đoàn Hòa Phát cho biết sẽ sản xuất container trong bối cảnh thế giới đang trong "cơn khát" container trầm trọng bởi Covid-19.
Nhà máy sản xuất container Hòa Phát có tổng vốn đầu tư 2.400 tỷ đồng, với quy mô công suất 500.000 TEU/năm, tập trung các sản phẩm container phổ biến, có chiều dài 20-40 feet. Trong đó, giai đoạn 1 công suất 200.000 TEU/năm đã hoàn thành và đi vào hoạt động.
Lãnh đạo Hòa Phát cho biết, nguyên liệu chính cho sản xuất vỏ container rỗng là loại thép cuộn cán nóng HRC, mác SPA-H đặc chủng, kháng thời tiết, sản phẩm của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Đây là lợi thế lớn của Hòa Phát trong việc đầu tư sản xuất vỏ container.
Theo đó, những sản phẩm container đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu của ngành vận tải biển. Vỏ container được thiết kế, sản xuất và thử nghiệm theo các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu kỹ thuật trong việc vận chuyển hàng hóa xuyên lục địa.
Thời gian tới, Hòa Phát sẽ tối ưu hóa quản trị sản xuất, mở rộng thị trường nhằm sớm đạt công suất thiết kế sản phẩm container giai đoạn 1, tận dụng cơ hội từ thị trường logistics. Dự kiến, nhà sản xuất thép này sẽ đầu tư tiếp giai đoạn 2 vào thời điểm thích hợp để đạt tổng công suất 500.000 TEU/năm.
Với công suất này, nhà máy sản xuất container Hòa Phát có thể tiêu thụ 1 triệu tấn thép cuộn cán nóng HRC/năm, là đầu ra tốt cho Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất hiện tại và Dự án Dung Quất 2 dự kiến đi vào hoạt động đầu năm 2025.
Tại đại hội thường niên 2023 hồi tháng 3 vừa qua, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long chia sẻ: "Về container, hết tháng 4 sẽ hoàn thiện khâu cuối cùng. Đó là mặt hàng đặc thù, yêu cầu rất lớn về tiêu chuẩn chất lượng để được cấp chứng chỉ. Tháng 5, 6 sẽ hoàn thiện thủ tục lắp đặt, giấy chứng nhận và đi vào sản xuất thử.
Nhưng rất không may ngành tàu biển lại quay về cái giá trước Covid-19 rồi nên container khó khăn, nhưng may là Hòa Phát không đi vay nên cứ bình tĩnh thôi. Có thể giờ không tốt nhưng lâu dài sẽ tốt".
Hiện tại, Trung Quốc đang là quốc gia sản xuất container lớn nhất thế giới, 90% lượng container trên thế giới do Trung Quốc sản xuất. Giá bán một container mới hiện khoảng 4.000-5.000 USD. Tuy nhiên, đại dịch Cocid-19 đã khiến tình trạng "khát" container ngày càng trở nên trầm trọng.
Tại Việt Nam, hiện có vài chục doanh nghiệp hoạt động liên quan đến container (không tính các doanh nghiệp làm dịch vụ), nhưng hầu hết chưa phải là doanh nghiệp sản xuất đúng nghĩa. Có doanh nghiệp đã từng sản xuất container, nhưng do điều kiện khách quan nên phải thu hẹp sản xuất. Còn lại chủ yếu là những doanh nghiệp sửa chữa, cải tạo.
-
Tiến độ siêu dự án Dung Quất 2 “ngốn” hơn 3 tỷ USD của Hòa Phát hiện đang ra sao?
Sau hơn 1 năm thi công, dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 tại huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi đã đạt tiến độ khoảng 30% khối lượng công việc.
-
“Siêu cảng” Trần Đề 50.000 tỉ đồng đứng đầu về vốn đầu tư tư nhân
Trong danh mục dự án dự kiến sử dụng vốn của doanh nghiệp, dự án cảng biển Trần Đề (Sóc Trăng) đứng đầu với mức vốn nhu cầu lên đến 50.000 tỉ đồng, Khu bến Lạch Huyện đứng thứ 2 với số vốn 43.000 tỉ đồng được chia thành nhiều thành phần, đầu tư dàn trải từ năm 2021 – 2030.
-
Mời hãng tàu lớn nhất thế giới về Việt Nam bàn chuyện xây “siêu cảng” Cần Giờ trong tháng 7/2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ ngành liên quan phối hợp với TP.HCM trong tháng 7 phải hoàn thiện hồ sơ dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, đồng thời mời hãng tàu MSC qua Việt Nam để làm việc về phương án đầu tư dự án này.
-
Toàn cảnh sông nước nơi sẽ xây siêu cảng trị giá 5,5 tỉ USD để cạnh tranh với Singapore
Dự kiến Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (TP.HCM) sẽ được xây dựng tại khu vực Cù lao Phú Lợi và được tính toán để không gây ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển quốc tế. Công trình được gọi là siêu cảng này có mức đầu tư lên tới 5,5 tỉ USD, dự kiến đủ khả năng cạnh tranh với Singapore, Malaysia.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam huy động thêm vốn từ cổ đông để xây nhà máy tại Đồng Nai
Doanh nghiệp này sẽ dùng toàn bộ nguồn tiền mới để đầu tư dự án sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Một “ông lớn” ngành thép bất ngờ được dự báo lợi nhuận tăng tới 1.600% trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp này được dự báo lợi nhuận tăng cao tới 1.600% nhờ mức nền thấp năm ngoái, đạt mức 510 tỷ đồng.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.