Siêu cảng Cần Giờ sẽ được xây dựng tại khu vực Cù lao Phú Lợi
Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây đã có chuyến khảo sát thực tế tại địa điểm xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (TP.HCM).
Báo cáo với Thủ tướng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển (Portcoast -đơn vị tư vấn) cho biết, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ dự kiến được đặt tại khu vực Cù lao Phú Lợi (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ).
Cù lao này có hơn 93 ha rừng phòng hộ, trong đó có hơn 82 ha đất có rừng và được bao quanh bởi sông Thị Vải, sông Thêu. Khu vực này nằm trong vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, do đó, dự án không ảnh hưởng đến vùng lõi của khu dự trữ sinh quyền Cần Giờ.
Dự án dự kiến khởi công vào năm 2024 và triển khai 7 giai đoạn. Siêu cảng khi hoàn thành vào năm 2045 sẽ có 7,2km cầu cảng, có khả năng tiếp nhận tàu container trọng tải lớn nhất thế giới hiện nay (24.000 TEU), công suất thông qua 10 - 15 triệu TEU. Dự án dự kiến tạo việc làm cho khoảng 6.000 - 8.000 người lao động và đóng góp trực tiếp cho ngân sách thông qua các khoản thuế, phí ước tính từ 34.000 - 40.000 tỷ đồng/năm.
Công trình "siêu cảng" yêu cầu mức kinh phí khoảng 5,5 tỉ USD (tương đương 130.000 tỉ đồng) với sự tham gia "rót" vốn của hãng tàu container lớn nhất thế giới - Mediterranean Shipping Company (MSC). Bên cạnh đó, nhà đầu tư MSC cũng cam kết sẽ điều nguồn hàng về cảng. Dự kiến từ cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ hàng hóa sẽ được vận chuyển đi các nước châu Á, châu Âu và châu Mỹ.
Lắng nghe báo cáo của đơn vị Tư vấn, Thủ tướng đề nghị trong tháng 7 mời hãng tàu MSC qua Việt Nam để làm việc thống nhất các phương án về Dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ ngành liên quan phối hợp với TP.HCM và các cơ quan triển khai các bước tiếp theo, hoàn thiện hồ sơ dự án trong tháng 7/2023.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng lưu ý địa phương và các bộ ngành cần chú ý đến yếu tố môi trường khi triển khai các dự án hạ tầng. Thủ tướng đề nghị đơn vị tư vấn nghiên cứu kỹ 3 vấn đề gồm hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để cập nhật vào quy hoạch, làm cơ sở triển khai.
Báo cáo với Thủ tướng về kế hoạch phương án kết nối TP.HCM với Cần Giờ, đơn vị tư vấn cho biết, thời gian tới TP.HCM sẽ nghiên cứu phương án làm đường trên cao để kết nối với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành. "Khi xây dựng đường bộ sẽ nghiên cứu, đánh giá kỹ về tác động môi trường, phương án khả thi là xây dựng đường trên cao vì ít tác động đến môi trường khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ”, Tổng giám đốc Portcoast báo cáo với Thủ tướng. Cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn qua Cần Giờ |
-
Thủ tướng chỉ đạo tập trung xử lý vấn đề nhà ở và ách tắc giao thông tại vùng Đông Nam Bộ
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ cần hoạt động hiệu quả, không hình thức, phải tạo ra của cải vật chất, phải tập trung xử lý 3 vấn đề lớn trong những năm tới của vùng: Ách tắc giao thông; nhà ở và vấn đề môi trường.
-
Toàn cảnh sông nước nơi sẽ xây siêu cảng trị giá 5,5 tỉ USD để cạnh tranh với Singapore
Dự kiến Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (TP.HCM) sẽ được xây dựng tại khu vực Cù lao Phú Lợi và được tính toán để không gây ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển quốc tế. Công trình được gọi là siêu cảng này có mức đầu tư lên tới 5,5 tỉ USD, dự kiến đủ khả năng cạnh tranh với Singapore, Malaysia.
-
Giá vé tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM là bao nhiêu?
Người dân di chuyển trên tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên sẽ trả giá vé từ 6.000 – 20.000 đồng tùy theo quảng đường mỗi lượt.
-
Nhà thi đấu nằm trên khu “đất vàng” trung tâm TP.HCM khi nào sẽ khởi công?
Dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng tọa lạc trên khu đất đắc địa ngay trung tâm TP.HCM nhưng suốt nhiều năm chưa thể khởi công.
-
Con trai cố Chủ tịch DIG nhận hơn 11 triệu cổ phiếu thừa kế, nâng tỷ lệ sở hữu lên gần 12%
Ông Nguyễn Hùng Cường thông báo giao dịch cổ phiếu của Người nội bộ Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã: DIG).