Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mới đây đã phê duyệt kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển việt nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nhu cầu vốn lớn phát triển hệ thông cảng biển
Văn bản đi kèm danh mục các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và sử dụng vốn doanh nghiệp. Đáng chú ý, đối với các dự án có sự tham gia của Nhà nước, Khu bến cảng Liên Chiểu yêu cầu khoảng 3.426 tỉ đồng để đầu tư Phần hạ tầng dùng chung. Đây là mức vốn Ngân sách lớn nhất được phê duyệt bố trí trong giai đoạn 2021 – 2025. Các dự án khác cũng yêu cầu mức vốn ngân sách lớn bao gồm: đầu tư xây dựng công trình Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu giai đoạn 2 (2.225 tỉ đồng); Đầu tư nâng cấp tuyến luồng Cái Mép - Thị Vải (1.416 tỉ đồng) và Đầu tư đê chắn sóng cảng Chân Mây - Giai đoạn 2 (750 tỉ đồng);…
Sang giai đoạn 2026 – 2030, dự kiến sẽ bố trí 8.000 tỉ đồng ngân sách Nhà nước để triển khai dự án Đầu tư nạo vét tuyến luồng và đê chắn sóng Nam Đồ Sơn. 2 dự án khác cũng yêu cầu nhu cầu ngân sách hơn ngàn tỉ là Nạo vét luồng vào các cảng khu vực Cẩm Phả và khu chuyển tải Hòn Nét (1.496 tỉ đồng) và Cải tạo, nâng cấp luồng Cửa Lò (1.018 tỉ đồng).
Phó thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải ưu tiên phân bổ vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn ngân sách trung ương giai đoạn 2026-2030 của Bộ Giao thông vận tải được cấp có thẩm quyền duyệt để thực hiện các dự án
Trong danh mục Các dự án dự kiến sử dụng vốn của doanh nghiệp, dự án bến cảng Trần Đề - Sóc Trăng sẽ sử dụng hơn 50.000 tỉ đồng vốn tư nhân trong giai đoạn khởi động, dự kiến triển khai xuyên suốt từ năm 2021 – 2030.
Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) dự kiến được doanh nghiệp tham gia đầu tư hơn 50.000 tỉ đồng
Dự án Khu bến Lạch Huyện yêu cầu tổng mức đầu tư hơn 43.000 tỉ đồng được chia thành nhiều thành phần: Khu bến cảng 3, 4 được bố trí vốn trong 2021 – 2025; Khu bến cảng 5, 6, 7, 8 triển khai trong từ 2021 – 2030 và các khu bến còn lại với mức đầu tư 15.000 tỉ đồng sẽ triển khai trong giai đoan 2025 – 2030.
Dự án Khu bến cảng và Logistics Cái Mép Hạ dự kiến được các doanh nghiệp đầu tư hơn 23.000 tỉ đồng trong giai đoạn 2025 – 2030.
Văn bản lưu ý, tiến độ đầu tư theo giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030 là dự kiến. Tùy theo tình hình tăng trưởng hàng hóa và năng lực của nhà đầu tư, Bộ Giao thông vận tải có thể điều chỉnh tiến độ đầu tư các bến cảng.
Phương án thu hút nguồn vốn cho phát triển hạ tầng
Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông tập trung, bố trí đủ nguồn vốn cho công tác quy hoạch để đảm bảo tiến độ thực hiện quy hoạch; xây dựng cơ chế thu hút, tiếp nhận nguồn lực cho công tác lập quy hoạch từ các tổ chức, cá nhân tài trợ cho công tác lập quy hoạch để giảm bớt áp lực ngân sách.
Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương để bố trí nguồn lực thực hiện khả thi, hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch. Huy động đa dạng các nguồn lực từ ngân sách và ngoài ngân sách, nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện công tác quy hoạch và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy hoạch.
Tăng cường các mối quan hệ với các tổ chức quốc tế để thu hút vốn đầu tư hạ tầng cảng biển (ảnh minh họa)
Tiếp tục tăng cường các mối quan hệ với các tổ chức liên quan thuộc các đối tác chiến lược của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế như Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các tổ chức khác để thu hút vốn đầu tư hạ tầng cảng biển, kết cấu hạ tầng giao thông kết nối với các cảng biển.
Rà soát việc quản lý, sử dụng nguồn thu phí cho thuê kết cấu hạ tầng hàng hải, đề xuất cụ thể cơ chế sử dụng từ nguồn thu này đáp ứng cho các dự án cấp thiết lĩnh vực hàng hải.
Nghiên cứu áp dụng ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư sử dụng mặt nước, khu vực để tăng cường thu hút nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải
-
Cần đến 42.000 tỉ đồng để đầu tư 101 cảng cạn từ Bắc vào Nam
Bộ Giao thông vận tải đề xuất quy hoạch 101 cảng cạn trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 tại 19 hành lang vận tải 3 miền Bắc, Trung, Nam với tổng mức kinh phí nhu cầu khoảng 42.000 tỉ đồng.
-
Đề xuất 1.870 tỷ đồng xây đường nối quốc lộ 60 với cầu dây văng lớn thứ 2 Việt Nam
Tỉnh Sóc Trăng đề nghị xây dựng tuyến đường nối quốc lộ 60 với cầu Đại Ngãi có chiều dài 14km, tổng vốn đầu tư khoảng 1.870 tỷ đồng. Dự án góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội....
-
Phó Thủ tướng: Phải đảm bảo công suất khai thác mỏ cát kịp tiến độ thi công cao tốc ở ĐBSCL
Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT phối hợp các địa phương, ban quản lý dự án, nhà thầu, rà soát, tổng hợp lại trữ lượng, chất lượng, công suất các mỏ cát theo tiến độ của từng dự án; tính toán thêm phương án sử dụng cát biển để bù trừ giải quyết rủi ro tron...
-
Đề xuất gần 1.900 tỉ xây đường nối cầu Đại Ngãi với quốc lộ 60
Đường nối cầu Đại Ngãi với quốc lộ 60 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có chiều dài khoảng 14km, quy mô 4 làn xe, tổng vốn đầu tư gần 1.900 tỉ đồng.