PV: Ông đánh giá như thế nào về bài viết của Tiến sĩ Alan Phan về việc hãy để thị trường BĐS rơi tự do?
Ông Nguyễn Hữu Cường: Thứ nhất, chúng ta phải nhìn ở góc độ của nền kinh tế chung, khi phát biểu như thế mà không tách bạch nó ra, là cứu nền kinh tế, hay cứu các ngành nghề, trong đó có BĐS, hay cứu các nhà đầu tư BĐS, sẽ dẫn đến hệ lụy là việc nhìn nhận và đánh giá của mọi người gây nên hiểu lầm. Bởi hiện nay, Chính phủ đang nỗ lực hỗ trợ cho đa ngành nghề để vực dậy nền kinh tế, trong đó có BĐS chứ không phải các cá nhân đầu cơ BĐS. Do vậy, cần phải làm rõ. Ngoài ra, chúng ta hình dung ra một bức tranh, nếu không cứu thị trường BĐS mà để cho nó “chết” thì các DN đồng loạt phá sản, và như vậy, giá BĐS sẽ rẻ như bùn, hệ quả sẽ xảy ra là khi giá BĐS đã rẻ thì người nghèo, người không có tiền sẽ không có cơ hội mua được nhà, bởi vì các chủ đầu tư, chủ dự án sẽ bán buôn, đồng thời các tổ chức không liên quan gì đến BĐS sẽ nhảy vào “vơ vét”, và như vậy, các tổ chức này không để ra vài căn hộ nhỏ lẻ để làm từ thiện, hay để bán cho người nghèo, mà “ôm” một thời gian, sau đó lại “thổi giá” kiếm lời.
Thứ hai, khi mà thị trường BĐS “chết”, thì gần 100 ngành nghề không liên quan gì đến BĐS cũng “chết” theo, bởi tất cả các ngành nghề hầu như liên quan ít nhiều đến thị trường BĐS, điều này sẽ dẫn đến hàng nghìn lao động bị mất việc và hậu quả để lại cho xã hội là vô cùng lớn. Do vậy, nếu để thị trường BĐS rơi tự do, nó sẽ để lại hệ quả khôn lường cho nền kinh tế.
PV: Sau bài viết của Tiến sĩ Alan Phan, vì sao CLB BĐS Hà Nội lại “phản pháo” mạnh mẽ như vậy?
Ông Nguyễn Hữu Cường: Đây là phản ứng một cách tự nhiên, nếu như Tiến sĩ Alan Phan là một người bình thường, không có bề dày khiến cho mọi người ngưỡng mộ và kính nể thì nó là một câu chuyện hoàn toàn khác, vì ông đã có 43 năm làm việc và sinh sống ở hai quốc gia lớn là Mỹ và Trung Quốc, nên có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và thị trường BĐS. Hơn nữa, ông đã từng phải trả giá trong lĩnh vực này. Việc ông phát biểu như vậy, mọi người sẽ cảm nhận được rằng, những phát biểu này không mang tính xây dựng, mà đằng sau đấy gần giống như kịch bản 2005 mà Tiến sĩ Alan Phan đã lập lại khi huy động quỹ trái phép ở Mỹ và đã bị xử phạt về dân sự. Câu chuyện của ông Alan Phan đã đi ngược lại với sự vận hành của một quốc gia, điều này sẽ có tác động không tốt đến nền kinh tế. Chính vì vậy mà cộng đồng các doanh nghiệp mong muốn và cầu thị được nghe Tiến sĩ Alan Phan phân tích một cách cụ thể và khoa học, góp phần đưa ra giải pháp cũng như kiến nghị gửi tới các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét. Nhưng ông Alan Phan đã không đáp ứng được yêu cầu này, điều đó cho thấy, lời phát biểu của Tiến sĩ Alan Phan có sự toan tính mà không thực sự mang tính xây dựng, không thể áp dụng thị trường của Mỹ vào Việt Nam được.
PV: Vậy theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến thị trường BĐS “đóng băng” như hiện nay?
Ông Nguyễn Hữu Cường: Thứ nhất là do quản lý thị trường BĐS Việt Nam còn quá non trẻ, chưa phát triển hoàn chỉnh, các Bộ, ngành chưa ăn khớp được với nhau. Từ quy hoạch, xây dựng đến tài chính gần như không khớp dẫn đến “lộ” ra kẽ hở. Chính vì kẽ hở này mà nhiều doanh nghiệp đã đua nhau chạy dự án, còn cơ quan quản lý thì cấp dự án quá dễ… dẫn tới hệ lụy là có quá nhiều dự án, căn hộ cao cấp dư thừa, giá thì quá cao mà người dân thì không đủ sức mua, nên họ đã quay lưng lại với BĐS. Do vậy, các doanh nghiệp phải trả giá.
PV: Để thị trường BĐS “hạ nhiệt”, Chính phủ cần phải làm gì thưa ông?
Ông Nguyễn Hữu Cường: Chính phủ cần tập trung thực hiện giải pháp gói cứu trợ cho người dân và doanh nghiệp, cần phải can thiệp vào hệ thống tài chính ngân hàng, hỗ trợ cho người dân vay vốn giá rẻ, thời hạn dài từ 15-20 năm, phải giảm lãi suất, giảm thuế cho các doanh nghiệp cũng như người dân.
Đồng thời, doanh nghiệp phải cơ cấu lại căn hộ để giá thành giảm xuống, lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng cần san sẻ cho người dân.
PV: Ông nhìn nhận như thế nào về thị trường BĐS trong một vài năm tới?
Ông Nguyễn Hữu Cường: Một vài năm tới nếu có sự can thiệp của Chính phủ, và Chính phủ coi BĐS là một xương sống liên quan mật thiết đến chỉ số của nền kinh tế quốc gia, đồng thời tập trung chỉ đạo và đưa ra các giải pháp nhằm phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, thì chắc chắn, thị trường BĐS sẽ được “hâm nóng” và nhiều người thu nhập thấp sẽ có nhà ở trong tương lai!
-
CafeLand – Gần đây thị trường bất động sản nóng lên, tuy nhiên không phải do giá mà bởi câu chuyện CLB bất động sản (BĐS) Hà Nội phản pháo nhận định của TS. Alan Phan. Có thể ví 15 câu hỏi chất vấn của CLB này có sức nặng tương đương với 15 ngàn tấn gạch vì nó không phải đến từ những kẻ dấu mặt trên Facebook, Blog… mà đến từ 1.000 thành viên của CLB này. <br/br>
-
Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng: "Cứu" thị trường BĐS, không "cứu" doanh nghiệp BĐS
“Quan điểm của tôi có hơi khác một chút so với chuyên gia Alan Phan ở chỗ: Không nên lẫn lộn giữa giải cứu thị trường BĐS và giải cứu các nhà kinh doanh BĐS” – TS.Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định.
-
TS Alan Phan nhận lời đối thoại cùng CLB BĐS Hà Nội
TS. Alan Phan thông tin đến Báo Đất Việt rằng: ông chính thức nhận lời đối thoại với CLB BĐS Hà Nội trong cuối tháng 4, đầu tháng 5/2013. <br/br>
-
Tiến sĩ Alan Phan phản hồi 1.000 hội viên bất động sản
Tiến sĩ Alan Phan đáp lại chất vấn của hội viên Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội bằng bức thư dài với mong muốn các nhà đầu tư hy sinh quyền lợi cá nhân để chia sẻ với những người kém may mắn chưa có nhà.
-
Hà Nội phê duyệt đầu tư tuyến đường rộng 60m nối quốc lộ 3 với cầu gần 20.000 tỷ do Vingroup đề xuất đầu tư
Dự án tuyến đường nối quốc lộ 13 đến cầu Tứ Liên sẽ được đầu tư xây dựng với chiều dài khoảng 7,9km, nền đường rộng 60m.
-
Hà Nội kiểm tra, rà soát toàn diện các sàn giao dịch bất động sản
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện và thị xã chỉ đạo các phòng, ban chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát toàn diện các sàn giao dịch bất động sản trong khu vực.
-
Thủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
Sáng 14/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.