"Sẽ không có vỡ nợ", Tổng thống Mỹ Joe Biden nói ngày 25/5, thêm rằng quá trình thương lượng giữa ông với Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy "đã có hiệu quả".
Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết chính quyền Tổng thống Biden và quốc hội đã đàm phán trực tuyến trong ngày 25/5 nhưng không nêu rõ hai bên đã đưa ra những đề xuất gì về ngân sách để có thể được quốc hội, nơi đảng Dân chủ kiểm soát Thượng viện còn Cộng hòa nắm giữ Hạ viện, thông qua.
"Hai bên phải hiểu rằng họ không thể có được tất cả những gì mình muốn", bà Jean-Pierre nói, thêm rằng "vỡ nợ không phải một lựa chọn" bởi việc này có thể khiến Mỹ mất 8 triệu việc làm, "tàn phá các tài khoản hưu trí".
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Vườn Hồng, Nhà Trắng ngày 25/5. Ảnh: AFP
Mỹ hồi tháng 1 chạm trần nợ công 31,4 nghìn tỷ USD do quốc hội thiết lập. Bộ Tài chính phải triển khai các biện pháp đặc biệt để duy trì chính phủ hoạt động và cảnh báo Mỹ có thể vỡ nợ từ ngày 1/6. Tổng thống Biden và các lãnh đạo quốc hội Mỹ đã tổ chức nhiều vòng đàm phán nhưng không đạt tiến triển nào.
Phe Cộng hòa muốn chính phủ Mỹ cắt giảm chi tiêu mạnh tay để được nâng trần nợ. Ông Biden bác bỏ và cáo buộc đảng Cộng hòa đang đẩy nền kinh tế số một thế giới đến bờ vực vỡ nợ. Khi được hỏi liệu ông Biden có "kế hoạch khẩn cấp B" nếu đàm phán thất bại hay không, bà Jean-Pierre nói "lựa chọn duy nhất lúc này là quốc hội cần làm công việc của họ".
Tổng thống Biden cho biết ông và ông McCarthy có "quan điểm rất khác biệt về ai sẽ phải chịu gánh nặng từ việc điều chỉnh ngân sách". "Tôi không cho rằng nên đẩy toàn bộ gánh nặng lên tầng lớp trung lưu và lao động Mỹ. Những người bạn Cộng hòa tại Hạ viện không đồng ý", theo ông chủ Nhà Trắng.
Chủ tịch Hạ viện McCarthy nói phe Cộng hòa và Dân chủ đang chạy đua với thời gian để đạt thỏa thuận tránh vỡ nợ. "Tình hình khó khăn nhưng chúng tôi đã và đang nỗ lực làm việc để xử lý việc này", ông trả lời báo giới ngày 25/5.
Giới chuyên gia kinh tế cảnh báo vỡ nợ sẽ tạo ra nhiều hệ quả nghiêm trọng đến kinh tế cũng như an sinh xã hội Mỹ. Chính phủ Mỹ không thể thanh toán các nghĩa vụ nợ, thị trường tài chính bị ảnh hưởng, Bộ Tài chính có thể phải hoãn chi trả cho khoảng 66 triệu người thuộc diện nhận trợ cấp hàng tháng.
-
Thị trường nhà ở Mỹ rơi vào thế bế tắc
Các chủ sở hữu tại Mỹ đang tạm dừng bán nhà để tiếp tục hưởng mức lãi suất thấp nhận được ở thời điểm trước. Tình trạng này có thể kéo dài cho đến khi các điều kiện thị trường được cải thiện.
-
Một thế hệ tại Mỹ giàu nhanh chưa từng thấy, nhưng vẫn không mua nổi nhà
Thế hệ Millennials của Mỹ đang bước vào giai đoạn tăng trưởng tài sản nhanh chưa từng thấy sau nhiều năm thắt lưng buộc bụng vì mòn mỏi trả các khoản vay sinh viên và lạm phát lối sống. Tuy nhiên, khả năng mua nhà của họ vẫn không chắc chắn....
-
Mỹ: Thị trường nhà ở khó khăn, vợ chồng đã ly hôn vẫn phải sống chung
Theo tờ Wall Street Journal, một số cặp vợ chồng đã ly hôn đang buộc phải sống cùng nhau do việc tìm một ngôi nhà khác trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
-
FED: Cổ phiếu và bất động sản đang quá đắt đỏ
Các nhà kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết cổ phiếu, nhà ở và bất động sản thương mại đều đang được định giá quá cao, nhưng giá trị của chúng có nhiều khả năng sẽ đi xuống....