Ảnh minh hoạ.
Cách đây vài năm, giai đoạn từ 2017 đến 2019, tốc độ phát triển nhanh chóng của du lịch Việt Nam kéo theo sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nguồn cầu lưu trú. Nhiều người Việt Nam đa nhanh chóng nắm bắt cơ hội kinh doanh trong ngành du lịch, đặc biệt là tham gia vào thị trường kinh doanh homestay – đã tạo ra doanh thu vào khoảng 130 triệu USD trong năm 2018, theo báo cáo mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường AirDNA.
Đến năm 2019, theo AirDNA, thị trường kinh doanh homestay tại Việt Nam tăng trưởng “nóng” với tốc độ 452% về số lượng nguồn cung chỗ ở chỉ trong một năm, lớn hơn so với mức tăng trưởng trung bình toàn cầu 140% và cao hơn rất nhiều so với ngành khác sạn truyền thống chỉ tăng trưởng 40% về nguồn cung. Các tỉnh, thành phố có có doanh thu lớn nhất về homestay là TP. HCM (41,6 triệu USD), Đà Nẵng (19 triệu USD), Hà Nội (13,3 triệu USD), Lâm Đồng (2,2 triệu USD).
Báo cáo của AirDNA cho thấy nếu như đầu năm 2017, Hà Nội có khoảng 3.000 homestay thì đến 2019, con số đã tăng lên 11.000. Khi làn sóng homestay trở nên rầm rộ, nhiều người có đã dịch chuyển về vùng ngoại thành như Thạch Thất, Ba Vì, Sóc Sơn của Hà Nội và các tỉnh lân cận để tìm những khu đất rộng xây homestay, làm nơi nghỉ ngơi thư giãn cuối tuần, đồng thời cũng là khoản đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường ảm đạm như hiện nay, những nhà đầu tư không trụ vững trước khó khăn của nền kinh tế và sự bão hoà bão hoà của thị trường đã chấp nhận rao bán cắt lỗ với giá “bèo”.
Đơn cử như lô đất nghỉ dưỡng giáp khu du lịch rộng 13.897m2 tại Ba Vì, Hà Nội đang được chủ rao bán gấp với giá 26 tỷ đồng, tương đương 1,87 triệu đồng/m2. Lô đất nghỉ dưỡng này được giới thiệu nằm trong quần thể khu du lịch Đầm Long, rừng cò Ngọc Nhị; lưng tựa núi, dưới có hồ nước, phù hợp làm khu du lịch sinh thái, homestay, nghỉ dưỡng. Lô đất có tới có 1.200m2 là đất ở, sẵn 4 sổ đỏ riêng, phía trước đất là rừng nguyên sinh của khu du lịch Đầm Long.
Nhiều homestay, khu nghỉ dưỡng ngoại thành Hà Nội được rao bán gấp, cắt lỗ trên các trang mua bán bất động sản (khảo sát ngày 8/6/2023).
Một khu nghỉ dưỡng ở Vân Hoà, Ba Vì, Hà Nội (rộng 3161,6 m2) được quảng cáo là đang khai thác với doanh thu cao nhưng chủ vẫn rao bán cắt lỗ với giá 26,87 tỷ đồng, tương đương 8,5 triệu đồng/m2. Thông tin từ người rao bán cho biết, khu nghỉ dưỡng này có 1 bể bơi., 1 phòng hát karaoke. 8 ngôi nhà nghỉ riêng biệt, 1 nhà ăn rộng, 1 nhà tiếp khách và uông coffeee, bar..., 1 hầm rượu, bãi đỗ xe.
Trong khi đó, một homestay nằm trên đường Đại lộ Thăng Long, Xã Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội có diện tích 5.000m2, đất ở 600m2, mặt tiền hơn 100m, được rao bán với mức giá 33 tỷ đồng, tương đương 6,6 triệu đồng/m2.
Dù vậy, thực tế không phải homestay nào cũng kinh doanh thua lỗ, bởi hiện không ít homestay, khu nghỉ dưỡng vẫn thu hút đông đảo khách du lịch kể từ sau đại dịch Covid-19. Được biết, làn sóng rao bán ồ ạt chủ yếu đến từ nhóm nhà đầu tư chạy theo trào lưu khi thị trường đã tăng nóng khoảng hai năm trước.
Tiềm năng từ homestay là có thực, xét về tương lai còn rất nhiều cơ hội để bứt phá. Tuy nhiên, đầu tư loại hình bất động sản này cũng đòi hỏi kiến thức về sử dụng nguồn vốn, quản lý dòng tiền, vận hành, quảng bá tìm nguồn khách, dịch vụ chăm sóc khách hàng…
-
Chán phố thị, 9X bỏ Sài Gòn lên Đà Lạt làm homestay
Sau bảy năm xa nhà vào TP.HCM học và làm việc, Huỳnh Gia Linh (Cam Ranh, Khánh Hòa) cùng chiếc xe máy cũ và vài bộ quần áo quyết định lên Đà Lạt để trải nghiệm cuộc sống mới.