Năm 2011, Gia Linh rời Cam Ranh vào TP.HCM để theo học tại trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM). Ra trường, cô xin làm nhân viên văn phòng với mức lương không cao. Cô nghỉ việc, rồi tiếp tục quay lại làm công việc văn phòng. Sau đó, lại quyết định nghỉ.
“Nghỉ việc văn phòng mình dành một tháng để đi lang thang và nghiêm túc lựa chọn công việc phù hợp và rồi mình quyết định làm nghề freelancer. Lý do đầu tiên khiến mình quyết tâm làm freelancer là để được về quê với mẹ nhiều hơn. Mình tự thấy bản thân là một cô con gái vô tư đến nỗi vô tâm. Nhà chỉ có hai mẹ con, mình xa nhà đi học từ năm lớp 10, rồi đi làm cũng gần 10 năm, nhưng mình rất ‘cuồng’ đi và tìm tòi những miền đất mới. Mình chọn mảnh đất Đà Lạt làm nơi dừng chân vì từ đây về Cam Ranh không xa, mình sẽ gặp mẹ thường xuyên hơn. Lý do cũng quan trọng không kém là mình yêu thành phố ngàn thông này” – Gia Linh chia sẻ.
Căn nhà Linh đang ở khá đơn sơ, mộc mạc.
Mười năm từ lúc rời quê nhà, Gia Linh phải chuyển nơi ở nhiều lần, từ phòng trọ, ở phòng chung trong nhà nguyên căn và cả việc chuyển đến thành phố khác. Quãng thời gian ấy, Linh cho biết cô luôn khao khát về một ngôi nhà, có cây cối, có người thương, có nơi để đón bạn bè ở lại tâm tình.
Cô bộc bạch: “Còn nhớ giờ này năm ngoái, lúc còn ngồi trong khu trọ cũ, ở căn phòng vỏn vẹn 16m2 trong cơn mưa đầu mùa Đà Lạt, mình còn đang phân vân không biết có nên chuyển sang một căn nhà rộng hơn vì công việc chưa ổn định, vì thu nhập chẳng mấy dư dả. Rồi gom hết ước muốn, mình quyết định chuyển đến một căn nhà phía ngoại ô thành phố, với một mức giá thuê nhà cao hơn thuê trọ gấp 3 lần. Mình cũng sợ, cũng lo lắng khi có quá nhiều thứ phải chi phía trước. Nhưng khi thực sự đã ở đây rồi, mình thở phào: Đây mới đúng là một cuộc sống mình từng mơ ước về Đà Lạt!”
Căn nhà tọa lạc tại một nơi xa khói bụi, chỉ có cây cối và thiên nhiên.
Căn nhà hiện tại Linh đang ở khá đơn sơ, giản dị bao gồm hai phòng ngủ, một phòng khách, một khu bếp và khoảng sân, góc vườn phía trước. Thay vì kiếm thêm người ở cùng để chia tiền nhà, Linh quyết định giữ lại một phòng sửa sang để đón khách ghé chơi. Cô đặt tên nhà là Muối Muồi - tên chú chó đang nuôi.
Linh nhận một khoản tiền nhỏ xem như phí đóng góp cho căn nhà khi có một ai đó muốn chọn nơi đây làm chỗ trú chân.
“Gọi nhà mình là homestay có lẽ chưa tới, gọi mình là chủ homestay cũng chẳng phải, vì mình không làm cái gì quá lớn lao” – Linh nói.
Linh cho biết, công việc hiện của tại của cô mỗi ngày là ở nhà viết bài, nấu cơm, chăm vườn, thi thoảng đón các bạn khách đường xa dừng chân ghé lại. Cô cho rằng bản thân không có nhiều tiền để mua nhà, nhưng cũng không nghĩ rằng tại sao phải chờ đến khi có đủ tiền để mua thì nhà ấy mới là nhà mình? Định nghĩa nhà đối với cô nàng 26 tuổi này không nằm ở tính sở hữu, mà là nơi có người thân thương cùng nhiều kỷ niệm, là nơi an lòng nhất, nơi luôn muốn trở về.
Làm việc tại Đà Lạt có dễ?
Phòng ngủ hưởng trọn ánh sáng tự nhiên.
Sau hơn 3 năm “chinh chiến” ở Đà Lạt, Gia Linh cho biết nếu làm freelancer đã cứng cáp hoặc có kinh nghiệm, thì việc sống ở Đà Lạt là điều không quá khó khăn. Nhưng nếu đang có công việc ổn định tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM mà muốn về Đà Lạt sống thì nên cân nhắc kỹ vì tìm một công việc tại Đà Lạt là vô cùng khó.
Bản thân Gia Linh ngay từ đầu không muốn làm công việc văn phòng nên đã dành ra khoảng thời gian một vài tháng để trải nghiệm trước ở Đà Lạt. Trong thời gian đó, cô gửi CV ở những nông trại hay nhà vườn để có một khoản lương nho nhỏ và có thêm kinh nghiệm cho định hướng lâu dài.
Việc làm ở Đà Lạt chủ yếu là làm nông, trông coi homestay, khách sạn hoặc quán cà phê. Mức lương dao động từ 5-6 triệu đồng/tháng không chế độ bảo hiểm.
Linh chọn công việc freelancer để có nhiều thời gian dành cho mẹ.
Nếu chọn việc văn phòng, công ty thì sẽ rất thiệt thòi. Linh từng ‘nhảy’ việc qua hai công ty ở Đà Lạt, môi trường văn phòng ở đâu cũng 8 tiếng/ngày, bó buộc trong bốn bức tường. Lương công ty ở đây dao động mức 5 triệu cho sinh viên mới ra trường, 7-8 triệu cho kinh nghiệm từ 1-3 năm, cấp quản lý có phần nhỉnh hơn nhưng cũng không xếp vào mức lương cao. Quan trọng rất ít công ty có chế độ bảo hiểm đầy đủ cho người lao động.
Bên cạnh đó, chi phí ở Đà Lạt cũng không hề rẻ hơn các thành phố lớn, nên cần chuẩn bị một khoản tiền đủ để trang trải trong 1-2 tháng đầu.
“Hãy xác định mục đích tại sao lại chọn sống ở Đà Lạt mà không phải ở nơi khác. Mình đã gặp không ít trường hợp hừng hực khí thế về Đà Lạt sống, rồi không được bao lâu lại chạy về thành phố lớn mang theo một mớ thất vọng. Mình không ý kiến gì, chỉ thấy hơi buồn. Thành phố nào cũng được này mất kia, chỉ mong rằng bạn có cái nhìn thực tế về Đà Lạt, vì nó không phải là nơi hoàn toàn mộng mơ như bao người vẫn nghĩ” – Linh chia sẻ thêm.
-
Bỏ phố về quê, 9X biến bãi đất trống thành homestay sang chảnh
Những năm gần đây, cụm từ "bỏ phố về quê" được nhắc đến khá nhiều. Tuy nhiên, để đưa ra một quyết định như vậy không phải là chuyện dễ dàng. Đặc biệt với một người trẻ thuộc thế hệ 9X như Bùi Mơ.
-
Cải tạo nhà bỏ hoang thành homestay nghỉ dưỡng mộc mạc thanh bình gần trung tâm Huế
Ngôi nhà 2 tầng có diện tích 735m2 được xây dựng như một homestay nghỉ dưỡng mộc mạc nằm gần trung tâm thành phố Huế.
-
Nhà ở kết hợp homestay tái hiện ký ức tuổi thơ tại Đà Lạt
Công trình nhà ở kết hợp homestay tái hiện nỗi niềm của người con xa quê với tất cả tình cảm dành cho quê hương của mình tại Đà Lạt.
-
Ngôi nhà chống lũ độc đáo khi bên trong có cả không gian “con nhộng” tại Huế
Nằm trong khu dân cư nơi có sự giao thoa giữa đời sống thành thị và làng quê, ngôi nhà không chỉ phản ánh nhịp sống hiện đại mà còn lưu giữ những giá trị truyền thống thông qua cách sử dụng vật liệu địa phương và thiết kế hướng đến sự phù hợp với bối...
-
Nhà gạch bê tông cây mọc xuyên qua mái mang phong cách hiện đại tại Quảng Ngãi
Một ngôi nhà nhỏ xinh tại xã Tịnh An, Quảng Ngãi, được kiến tạo, là sự hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên. Một không gian sống mang lại sự yên bình, giúp con người kết nối với môi trường xung quanh. Với diện tích chỉ 92m², ngôi nhà nhỏ này đã biến...
-
Tái hiện 7 khối nhà gạch đỏ như làng quê truyền thống trong kiến trúc mới tại Bạc Liêu
Ngôi nhà tại Bạc Liêu mang trong mình sự hòa quyện tinh tế giữa vẻ đẹp truyền thống của làng quê Việt và hơi thở đương đại. Với diện tích 600m², ngôi nhà không chỉ là không gian sống mà còn là một hành trình về văn hóa và ký ức làng quê, gợi lên cảm ...