Công ty Xi măng Chinfon vừa công bố tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2023 với kết quả không mấy khả quan. Theo đó, công ty này ghi nhận lợi nhuận sau thuế chỉ vọng vẹn 268 triệu đồng, giảm mạnh tới 99,6% so với kết quả đạt được trong cùng kỳ 2022.
Lãnh đạo Xi măng Chinfon cho biết, tiêu thụ giảm sút mạnh khi thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi, các dự án chậm triển khai, đầu tư công chậm giải ngân. Trong khi đó, chi phí đầu vào tăng cao đã khiến doanh nghiệp ngành xi măng bơi trong khó khăn, sụt giảm lợi nhuận.
Lợi nhuận quý 2/2023 của Xi măng Chinfon giảm mạnh tới 99,6% so với cùng kỳ, còn vỏn vẹn 268 triệu đồng
Tại ngày 30/6/2023, vốn chủ sở hữu của Xi măng Chinfon ghi nhận ở mức 1.665 tỷ đồng, giảm 10% so với thời điểm đầu năm nay. Theo đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty này giảm mạnh từ mức 3,7% của năm trước xuống còn 0,016%.
Đáng chú ý, nợ phải trả của Xi măng Chinfon tại thời điểm cuối quý 2/2023 là 2.630 tỷ đồng, gấp 1,58 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, dư nợ trái phiếu chiếm 400 tỷ đồng.
Các chỉ tiêu cơ bản của Xi măng Chinfon trong 6 tháng đầu năm 2023. Nguồn BCTC
Được biết, đây là số trái phiếu mà Chinfon phát hành ngày 24/9/2021 với kỳ hạn 5 năm (đáo hạn vào 24/9/2026), lãi suất 7%/năm. Riêng 6 tháng đầu năm nay, công ty xi măng này đã chi hơn 15 tỷ đồng để trả lãi trái phiếu.
Số trái phiếu trên được bảo đảm bằng tài sản của Xi măng Chinfon. Theo đó, tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán, đại lý phát hành, đại lý đăng ký, lưu ký, thanh toán và quản lý chuyển nhượng là Công ty Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
Phía Xi măng Chinfon cho biết, phần vốn thu được từ đợt phát hành trái phiếu trên, công ty dùng để tăng quy mô vốn hoạt động, thanh toán các chi phí cho các nhà cung cấp, trả lương nhân viên...
Theo tìm hiểu, Xi măng Chinfon tiền thân là Công ty xi măng Chinfon Hải Phòng, đây là công ty liên doanh giữa công ty TNHH Chinfon-Vietnam-Holding, UBND TP.Hải Phòng và Tổng công ty công nghiệp Xi măng Việt Nam. Công ty có trụ sở đặt tại TP.Hải Phòng, lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất xi măng, clinker.
Hiện Xi măng Chinfon đang sở hữu 1 nhà máy xi măng tại huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng và 1 nhà máy nghiền clinker tại khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM với tổng công suất 4,2 triệu tấn xi măng/năm.
-
Âm vốn chủ sở hữu 5.200 tỷ, “khất nợ” nghìn tỷ trái phiếu đến hạn
Công ty CP Xi măng Công Thanh đã bị kiểm toán chỉ ra một loạt vấn đề trong báo cáo tài chính năm 2022, thậm chí là có nguy cơ đe dọa tới khả năng hoạt động liên tục của công ty.
-
Bộ Xây dựng yêu cầu các nhà máy xi măng thực hiện ngay một việc, có thể giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất
Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo, kiểm tra các công ty xi măng chưa lắp đặt để đôn đốc việc lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải. Theo đó, việc đầu tư hệ thống phát điện nhiệt khí thải lò nung xi măng giú...
-
Công ty xi măng có loạt sếp lớn vướng vòng lao lý đang kinh doanh ra sao?
Trong giai đoạn 2018-2023, doanh nghiệp này đã để xảy ra thua lỗ, lũy kế gần 5.000 tỷ đồng, hoạt động cầm chừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gần 400 công nhân, người lao động.
-
Nhà sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam vừa chứng kiến thua lỗ nghìn tỷ năm thứ 2 liên tiếp, Phó Thủ tướng yêu cầu 2 bộ vào cuộc làm rõ
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, làm rõ nguyên nhân Tổng Công ty Xi măng Việt Nam lỗ cả nghìn tỷ.