Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc xử lý thông tin báo nêu ngành xi măng vẫn chưa thể giải quyết được bài toán cung - cầu.
Theo báo chí phản ánh, trong nhiều năm qua, nguồn xi măng ở thị trường trong nước luôn vượt cầu, cùng với đó là sự sụt giảm ở mảng xuất khẩu, khiến nhiều doanh nghiệp ngành xi măng vẫn chưa thể thoát ra khỏi “vòng xoáy” thua lỗ.
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu xử lý thông tin ngành xi măng vẫn chưa thể giải quyết được bài toán cung - cầu
Theo Bộ Xây dựng, trong năm 2024, nguồn cung xi măng toàn quốc đạt khoảng 122 triệu tấn, trong khi, nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ đạt khoảng 60 triệu tấn, xuất khẩu giảm so với năm trước, dẫn đến dư thừa nguồn cung.
Xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam được dự báo tăng trưởng ở mức tương đương so với năm 2024. Thị trường xuất khẩu đang dần dịch chuyển sang các thị trường mới như Mỹ, khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Phi.
Theo tính toán của Bộ Xây dựng, nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành năm 2025 khoảng 95-100 triệu tấn, tăng 2-3% so với năm 2024. Trong đó, tiêu thụ nội địa khoảng 60-65 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 30-35 triệu tấn.
Về vấn đề này, Thủ tướng giao Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nghiên cứu nội dung báo chí phản ánh để xử lý theo đúng quy định; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, Thủ tướng cũng đã có văn bản chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu kiến nghị của Bộ Xây dựng về việc giảm thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clinker xi măng.
Hiện nay, tổng số dây chuyền sản xuất Xi măng đã đầu tư trên toàn quốc là 92 dây chuyền. Năm 2024, tổng sản lượng xi măng, clinker tiêu thụ khoảng 95 triệu tấn, tăng khoảng 1% so với năm 2023. Trong đó, xi măng tiêu thụ trong nước khoảng 65,3 triệu tấn, tăng khoảng 3% so với năm ngoái; xuất khẩu đạt khoảng 29,7 triệu tấn, giảm khoảng 5%, giá trị xuất khẩu ước đạt 1,13 tỷ USD, giảm 14,2% về giá trị so với năm 2023.
Bộ Xây dựng cho biết hiện nay, các dây chuyền sản xuất Xi măng chỉ hoạt động trung bình khoảng 77% tổng công suất thiết kế. Có 34 dây chuyền phải dừng hoạt động sản xuất từ 1 đến 6 tháng, trong đó một số dây chuyền phải dừng cả năm.
Về việc này, Thủ tướng giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục thực hiện theo đúng Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/8/2024 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu kiến nghị của Bộ Xây dựng về việc giảm thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clinker Xi măng; báo cáo Thủ tướng trước ngày 25/2/2025.
-
Doanh nghiệp xi măng thua lỗ, Thủ tướng ra chỉ đạo gỡ khó với chính sách thuế mới
Theo Bộ Xây dựng, hiện cả nước có 34 dây chuyền phải dừng hoạt động sản xuất từ 1 đến 6 tháng, trong đó một số dây chuyền phải dừng cả năm, nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng thua lỗ...
-
Nhà sản xuất xi măng này cho biết tình trạng dư thừa nguồn cung vẫn tiếp tục diễn ra, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty xi măng về giá bán và chính sách bán hàng nhằm gia tăng sản lượng tiêu thụ và mở rộng thị phần.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về thông tin “các nhà máy xi măng thua lỗ, có nguy cơ dừng sản xuất”
Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng xử lý thông tin báo chí và dư luận liên quan đến nội dung "Các nhà máy xi măng thua lỗ, có nguy cơ dừng sản xuất", báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/1/2025.








-
Doanh nghiệp xi măng hơn 30 năm tuổi tại Đà Nẵng lên kế hoạch… lỗ hàng chục tỷ đồng
Sau khi thua lỗ 2 năm liên tiếp, Xi măng Vicem Hải Vân lên kế hoạch cho 6 tháng đầu năm 2025 với doanh thu đạt 202 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế âm 17 tỷ đồng.
-
Bộ trưởng Xây dựng chỉ đạo nóng đối với Nhà sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam sau 2 năm liền lỗ hơn nghìn tỷ
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh yêu cầu Tổng Công ty Xi măng Việt Nam điều chỉnh ngay kế hoạch sản xuất kinh doanh, đặt mục tiêu có lãi trong năm 2025 sau 2 năm liên tiếp thua lỗ nghìn tỷ.
-
Thị trường xi măng sắp bước vào “cơn sốt” chưa từng có!
Trong bối cảnh đầu tư công đang được Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ, nhất là đầu tư về hạ tầng giao thông, xây dựng… các doanh nghiệp xây dựng và vật liệu xây dựng sẽ được hưởng lợi, trong đó có xi măng. Sự tăng trưởng trong việc tiêu thụ xi măng sẽ thấy...