Thông tin từ Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG), mặc dù thị trường thép thế giới còn nhiều khó khăn, cầu thị trường trong nước còn yếu, ảnh hưởng bão lũ, thiên tai, song doanh nghiệp này nộp vào ngân sách nhà nước 10.000 tỉ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, tổng số nộp thuế, phí các loại của Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất tại Quảng Ngãi có mức nhiều nhất trong số các thành viên của Hòa Phát. Bao gồm thuế giá trị gia tăng, hàng nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu, thuế nội địa… với tổng số ngân sách đã nộp là gần 7.500 tỉ đồng.
Mức đóng góp ngân sách tăng được đánh giá là do sản lượng, doanh thu bán hàng các sản phẩm của Hòa Phát đều tăng so với năm ngoái.
Ngoài ra, việc đẩy mạnh dự án Khu liên hợp gang thép Dung Quất giai đoạn 2 cần phải nhập máy móc thiết bị, nên nhà sản xuất thép này phải nộp nhiều loại thuế nhập khẩu.
Cuối năm nay, dự kiến số nộp ngân sách của doanh nghiệp do ông Trần Đình Long làm Chủ tịch HĐQT là hơn 15.000 tỉ đồng. Khi Dung Quất 2 hoàn thành việc đầu tư xây dựng tiếp phân kỳ 2, số nộp ngân sách năm 2025 dự kiến trên 20.000 tỉ đồng.
Một số công ty thành viên của tập đoàn có số nộp lớn cho ngân sách Nhà nước gồm: Ống thép Hòa Phát, Điện lạnh Hòa Phát, Xây dựng và Phát triển đô thị Hòa Phát, Thép Hòa Phát Hưng Yên, Tôn Hòa Phát...
Mức nộp ngân sách của Hòa Phát tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm cũng giúp nhiều tỉnh nơi đặt các nhà máy của doanh nghiệp này có số thu ngân sách tăng.
Điển hình tại Quảng Ngãi, nơi có nhà máy thép Dung Quất và Dung Quất giai đoạn 2, ghi nhận mức thu ngân sách trong 8 tháng đầu năm là hơn 19.500 tỉ đồng, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước và bằng 76,6% dự toán năm.
Hay tại Hải Dương, nơi có nhà máy Thép Hòa Phát Hải Dương, tỉnh này đã về đích về thu ngân sách với trên 21.600 tỉ đồng, đạt 110% dự toán năm và bằng 158% so với cùng kỳ năm trước.
Tại Hưng Yên, nơi có nhà máy ống thép Hòa Phát, nhà máy tôn, điện lạnh Hòa Phát, Xây dựng và Phát triển đô thị Hòa Phát... thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 30.000 tỉ đồng, tăng 26,78% so với cùng kỳ năm trước và đạt 93,16% kế hoạch năm.
Hòa Phát đang kinh doanh ra sao?
Hòa Phát mới đây đã công bố Báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024 với doanh thu đạt 70.408 tỉ đồng, tăng 25,5% so với cùng kỳ. Lợi sau thuế đạt 6.188 tỉ đồng, gần gấp 3,4 lần cùng kỳ năm trước.
Tính đến thời điểm ngày 30/6, tổng tài sản của Hòa Phát là 206.600 tỉ đồng, tăng thêm 19.000 tỉ đồng so với thời điểm đầu năm nay.
Trong đó, tài sản cố định chiếm tỉ trọng hơn 35%, tương ứng với giá trị 70.000 tỉ đồng và là khoản mục lớn nhất trong cơ cấu tài sản của nhà sản xuất thép này. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang và hàng tồn kho là những khoản mục chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 và thứ 3 trong cơ cấu tài sản của Hòa Phát.
So với ngày đầu năm 2024, hàng tồn kho tăng 17,6%, lên 40.160 tỉ đồng. Trong khi đó, chi phí xây dựng cơ bản tăng thêm khoảng 20.000 tỉ đồng lên 45.400 tỉ đồng, chủ yếu do doanh nghiệp này đầu tư mở rộng dự án Khu liên hợp gang thép Dung Quất 2.
Tại thời điểm cuối tháng 6/2024, Hòa Phát có 15.300 tỉ tiền gửi ngân hàng (ngắn hạn), giảm khoảng 7.000 tỉ đồng so với đầu năm. Ngoài ra, doanh nghiệp đầu ngành thép này còn có 5.500 tỉ tiền mặt và 7.500 tỉ tương đương tiền.
Bên phía nguồn vốn, nợ phải trả của nhà sản xuất thép này tăng thêm 13.000 tỉ đồng trong năm nay, lên mức 97.932 tỉ đồng. Tổng giá trị nợ vay là khoảng 73.000 tỉ đồng, giảm hơn 4.500 tỉ đồng so với mức kỷ lục cuối quý 1/2024, tập trung chủ yếu là nợ vay ngắn hạn khi chiếm 73% tổng nợ vay, ở mức 53.315 tỉ đồng.
Năm 2024, doanh nghiệp thép này đặt mục tiêu tổng doanh thu 140.000 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 10.000 tỉ đồng. Tính đến hết quý 2/2024, Hòa Phát đã hoàn thành 50% kế hoạch doanh thu và 61% kế hoạch lợi nhuận đề ra.
-
Một loạt doanh nghiệp thép trong nước vừa tiến hành điều chỉnh tăng giá bán mặt hàng này sau thời gian dài giữ ổn định. Hiện giá thép xây dựng dao động quanh mức 13-14 triệu đồng/tấn, tùy loại thép và thương hiệu.
-
“Ôm” nợ khủng hơn 73.000 tỉ, Hòa Phát đang vay ngân hàng với lãi suất bao nhiêu?
Tính đến ngày 30/6/2024, nợ phải trả của Tập đoàn Hòa Phát 97.900 tỉ đồng, trong đó nợ đi vay là 73.000 tỉ đồng. Trung bình mỗi ngày, doanh nghiệp này phải trả gần 7 tỉ đồng tiền lãi vay.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam huy động thêm vốn từ cổ đông để xây nhà máy tại Đồng Nai
Doanh nghiệp này sẽ dùng toàn bộ nguồn tiền mới để đầu tư dự án sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Một “ông lớn” ngành thép bất ngờ được dự báo lợi nhuận tăng tới 1.600% trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp này được dự báo lợi nhuận tăng cao tới 1.600% nhờ mức nền thấp năm ngoái, đạt mức 510 tỷ đồng.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.