Hình minh họa
Đủ chiêu gài bẫy người mua đất nền
Mạo nhận chủ đầu tư, tự lập dự án ảo hay mua bán nhà đất bằng vi bằng là những hình thức được một số nhóm cò đất, công ty môi giới bất động sản áp dụng để gài bẫy, thậm chí lừa đảo người có nhu cầu mua đất nền.
Mới đây, UBND quận 12, TP.HCM đã phải ra văn bản cảnh báo người dân về tình trạng mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay thông qua hình thức lập vi bằng tại các văn phòng Thừa phát lại tiềm ẩn nhiều rủi ro đang diễn ra phổ biến tại đị phương này. Những nhà đất được giao dịch bằng cách này thường có chung giấy phép xây dựng, chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung số nhà.
ĐBQH tranh luận về hàng trăm dự án vướng Luật Quy hoạch
Đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) cho rằng nhận định của đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) về những hạn chế, yếu kém của Luật Quy hoạch, có nguy cơ làm đình trệ tất cả các dự án và đe dọa nghiêm trọng đến nền kinh tế của đất nước là “sự phóng đại quá mức”.
Ông Hùng phân tích, việc sử dụng đất đai tại đô thị đã gây nên tình trạng thất thoát, lãng phí, tham nhũng, gây bức trong dư luận xã hội. 70% khiếu nại, tố cáo liên quan đến sử dụng đất đai. Nguyên nhân chủ yếu là do sự điều chỉnh quy hoạch của các dự án. Tất cả những dự án gây bức xúc là những dự án lớn, được điều chỉnh thường xuyên.
Siết tín dụng bất động sản có làm khó doanh nghiệp?
Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các ngân hàng thương mại cẩn trọng, thậm chí siết tín dụng cho vay đối với lĩnh vực bất động sản ít nhiều sẽ tác động đến thị trường bất động sản. Song, nhiều người cho rằng đây cũng là dịp để các doanh nghiệp tính toán lại chiến lược đầu tư kinh doanh của mình.
Ông Trần Đình Cường, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, cho biết thông tin về việc ngân hàng siết van tín dụng với lĩnh vực bất động sản không phải mới xuất hiện mà đã có từ 2 – 3 năm nay.
Hai kịch bản cho nền kinh tế Việt Nam 2019
Kịch bản thứ nhất là GDP tăng trưởng 6,56%, tăng trưởng khu vực nhà nước là 4,51%, ngoài nhà nước là 6,31%; khu vực FDI là 12,34%. Theo ngành, nông lâm ngư tăng 3,68%, công nghiệp xây dựng tăng 8,78%, dịch vụ tăng 7,34%. Lạm phát cả năm 4,21%.
Kịch bản thứ hai là tăng trưởng GDP 6,81%, tăng trưởng khu vực nhà nước là 5,23%, ngoài nhà nước là 6,07%, khu vực FDI là 12,52%. Theo ngành, nông lâm ngư tăng 3,94%, công nghiệp xây dựng tăng 9,02%, dịch vụ tăng 7,565. Lạm phát cả năm 4,79%..
4 vướng mắc trong xây dựng nghị định thanh toán BT
Bộ trưởng cho biết phương thức đầu tư theo BT thực tế đã được thực hiện từ trước khi Quốc hội ban hành Luật quản lý tài sản công. Việc ban hành Nghị định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư, thực hiện dự án BT cần phải hài hòa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư, khắc phục những hạn chế, tiêu cực trong thời gian qua.
Chính phủ đã xem xét kỹ lưỡng, cân nhắc nhiều mặt đảm bảo đúng pháp luật vừa bảo đảm không hồi tố. Bộ trưởng báo cáo Quốc hội một số khó khăn vướng mắc của nghị định thanh toán BT.
Bỏ phí bảo trì là giải pháp cực đoan
Trong bối cảnh tranh chấp chung cư diễn ra ngày càng phổ biến liên quan đến việc chiếm dụng quỹ bảo trì, nhiều ý kiến đề xuất nên bỏ loại phí này. Song cũng có ý kiến cho rằng đó chỉ là giải pháp mang tính cực đoan, theo kiểu không kiểm soát được thì bỏ.
Tại một hội nghị của Bộ Xây dựng về công tác vận hành, sử dụng, quản lý nhà chung cư, lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất bỏ 2% phí bảo trì nhà chung cư sau khi sửa Luật Nhà ở.
Nhiều tồn tại, hạn chế trong quản lý, sử dụng đất đô thị
Mặc dù quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đô thị đã được hoàn thiện đảm bảo theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, dân chủ và công bằng tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần có giải pháp khắc phục.
Theo báo cáo của Chính phủ, tổng diện tích đất đô thị (chỉ tính các phường, thị trấn và các đô thị mới) là 1,4 triệu ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 60%, diện tích đất phi nông nghiệp chiếm hơn 37%. Những năm gần đây, diện tích đất khu vực đô thị tăng nhanh, chủ yếu là các loại đất ở đô thị (tăng 21.000 ha), đất xây dựng kết cấu hạ tầng (tăng 34.000ha).