31/10/2020 12:05 PM
CafeLand - Giá tăng “quá nhanh quá nguy hiểm” chỉ dựa vào thu nhập đừng mơ có nhà; Làm sao để "kìm cương" giá nhà; Lật tẩy các chiêu lừa bất động sản ở TP.HCM; Méo mặt ôm hận ‘ở khổ, bán khó’ vì trót ham rẻ mua nhà xây sẵn; Bị triều cường lâu ngày, nhiều đường tại TP.HCM tan nát, bong tróc... là những thông tin nóng trong tuần qua.

Hình minh họa

Giá tăng “quá nhanh quá nguy hiểm” chỉ dựa vào thu nhập đừng mơ có nhà

Trong một báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng cho biết, từ khi thị trường bất động sản vào chu kỳ hồi phục từ cuối năm 2013 đầu 2014 đến nay, giá bất động sản ở các phân khúc đã tăng khoảng gấp đôi. Nhưng thu nhập của người dân tăng không theo kịp, giá nhà đang vượt xa tầm với của đại đa số người dân.

Bộ Xây dựng cho biết, sắp tới sẽ có nhiều biện pháp để kéo giá nhà về gần với thu nhập của người dân hơn. Chẳng hạn, doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở thương mại có giá dưới 20 triệu đồng/m2 sẽ được ưu tiên chậm nộp tiền sử dụng đất, được vay vốn ưu đãi lãi suất thấp, được cắt giảm bởi một số thủ tục giấy tờ… Trước đó, Bộ Xây dựng cũng từng đề xuất siết chặt việc cấp phép mới đối với các dự án cao cấp nhằm giúp cung cầu thị trường cân bằng hơn. Sự can thiệp này cũng đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình giải phóng lượng hàng tồn kho của phân khúc cao cấp trên thị trường.

Làm sao để "kìm cương" giá nhà?

Theo HoREA, hiện nay căn hộ trung cấp (2 phòng ) có giá khoảng 2,5 tỉ đồng (35 triệu đồng/m2), cao hơn khoảng trên dưới 20 lần so với thu nhập trung bình của các hộ gia đình, cá nhân có khả năng dành dụm được khoảng 8-12 triệu đồng/tháng, khoảng trên dưới 100 triệu đồng/năm.

Căn hộ có giá vừa túi tiền khoảng 2 tỉ đồng trở xuống (25-30 triệu đồng/m2) và căn hộ nhà ở xã hội hầu như vắng bóng trên thị trường TP.HCM trong hai năm qua. Do vậy, làm thế nào để kéo giảm giá nhà và ngày càng có nhiều dự án nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền, nhiều dự án căn hộ nhà ở thương mại giá thấp và nhiều dự án nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu nhà ở rất lớn của đông đảo người dân là vấn đề cấp bách.

Lật tẩy các chiêu lừa bất động sản ở TP HCM

Cũng với chiêu thức chọn mua các khu đất có vị trí đẹp rồi sau đó vẽ dự án "ma" bán, Nguyễn Văn Tài, Giám đốc Công ty Kinh doanh nhà Năm Tài, đã lừa nhiều người sập bẫy với số tiền chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng. Cụ thể, với danh nghĩa giám đốc và là người đại diện pháp luật, Nguyễn Văn Tài đã ký hợp đồng mua 2 khu đất với tổng diện tích 11.000 m2 ở phường Tân Tạo A, quận Bình Tân.

Trong đó, ông Tài đứng tên một khu đất và khu còn lại do người khác đứng tên, các khu đất này đều được đem đi thế chấp ngân hàng để vay tiền. Mặc dù đất đã thế chấp và không được các cơ quan chức năng có thẩm quyền chấp nhận chủ trương cấp phép đầu tư dự án nhưng ông Tài đã cho người lập bản vẽ 119 nền đất với diện tích 70 m2/nền rồi quảng cáo, bán đất.

Áp chế dân môi giới bằng luật sẽ triệt hạ được 'dự án ma'

Bà N.T.T, ngụ quận Gò Vấp TP.HCM cho biết, năm 2018 bà được một nhân viên môi giới tên Nguyễn Văn Tuấn mời chào mua đất nền tại dự án Thiên Phúc Hoàng Gia tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An với giá hơn 400 triệu/nền có diện tích 5x15.

Thế nhưng năm 2019 bà và hàng trăm khách hàng khác phát hiện dự án này chưa đủ giấy phép pháp lý cũng như chỉ là một "dự án ma". Bà liên hệ lại với nhiên viên môi giới đã chào bán đất cho bà nhưng nhân viên này cho biết hiện đã nghỉ làm ở Công ty bán dự án Thiên Phúc Hoàng Gia và giờ chuyển qua làm công ty khác.

Méo mặt ôm hận ‘ở khổ, bán khó’ vì trót ham rẻ mua nhà xây sẵn

Vợ chồng tôi cũng là dân tỉnh lẻ lên Hà Nội lập nghiệp. Cách đây hơn 2 năm, với số tiền 1,2 tỷ đồng, vợ chồng tôi bàn sẽ mua một mảnh đất ở quận Long Biên rồi tự xây nhà. Tuy nhiên, thời điểm đó, các mảnh đất chúng tôi xem đều khá rộng, nếu mua xong thì không còn đủ tiền để xây nhà nữa.

Cùng lúc ấy, một môi giới bất động sản dẫn chúng tôi đi xem một ngôi nhà mới xây, pháp lý "sạch", diện tích 40m2, chủ chào giá 1,9 tỷ đồng. Vợ chồng tôi nhẩm tính, nếu mua riêng mảnh đất với diện tích ấy thì cũng đã tốn tầm 1,3 tỷ đồng, chỉ thêm mấy trăm triệu nữa mà được nguyên một căn nhà 3 tầng mới xây thì thực sự rất rẻ.

Phải trả lại tiền cọc vì đất đã bị quy hoạch vẫn đem bán

Theo TAND Cấp cao tại TP.HCM, nguyên đơn phải trả lại tiền cọc hơn 5,6 tỉ đồng vì tại thời điểm nhận cọc thì toàn bộ diện tích đất đều đã quy hoạch cho mục đích công cộng. Vợ chồng ông Nguyễn Văn Đ là chủ sử dụng 21.811 m2 đất ở quận 2, TP.HCM. Ngày 27-4-2017, ông bà ký hợp đồng đặt cọc có công chứng, đồng ý chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất này cho ông Trần Đình Q với giá hơn 56 tỉ đồng. Ông Q đã đặt cọc hơn 5,6 tỉ đồng.

Hai bên thỏa thuận: Hợp đồng chuyển nhượng sẽ được công chứng ngày 15-5-2017, nếu phía ông Đ không tiếp tục thực hiện việc chuyển nhượng thì đền gấp đôi tiền cọc đã nhận; nếu ông Q từ chối thực hiện hợp đồng hoặc không đảm bảo đúng tiến độ thanh toán thì bị mất tiền cọc đã giao.

Bị triều cường lâu ngày, nhiều đường tại TP.HCM tan nát, bong tróc

Do ảnh hưởng của triều cường, một số đoạn đường ven sông rạch tại TP.HCM tan nát như tấm áo rách khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn. Đường Trần Xuân Soạn xuất hiện nhiều ổ voi rộng khắp lòng đường. Khi mưa xuống những ổ voi chứa nước sâu 20-30cm, nhìn từ xa không khác gì một ao nước lớn.

Đoạn đường này có nhiều xe tải, xe container qua lại rất nguy hiểm cho người đi xe máy khi vô tình chạy xuống ổ gà. Tương tự, đường Huỳnh Tấn Phát cũng chi chít ổ gà. Mặt đường bong tróc hết nhựa chỉ còn đá sỏi, độ bám kém. Mỗi khi mưa xuống hoặc triều cường lên, đá trôi khiến người đi đường té ngã.

  • Nóng trong tuần: Cẩn trọng khi mua nhà đất "dính" quy hoạch

    Nóng trong tuần: Cẩn trọng khi mua nhà đất "dính" quy hoạch

    CafeLand - Những dự án căn hộ có giá trên 200 triệu/m2 “đứng bánh” giữa trung tâm TP.HCM; Nhiều người “sập bẫy” khi mua đất có sổ đỏ giả ở Bình Dương; Bán nhà trong quy hoạch: Khách đột ngột bỏ cọc, chủ "đứng, ngồi không yên"; 47 dự án đầu tư ra nước ngoài lỗ lũy kế hơn 1 tỷ USD; TP HCM: Quy hoạch 'treo' khắp nơi... là những thông tin đáng nóng trong tuần qua.

Hoàng An (TH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.