Hình minh họa
Hà Nội: Điều chỉnh giá đất tăng 30% là chưa sát với thị trường
Đó là nhận định của GS. Đặng Hùng Võ khi đánh giá về Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội “Về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Theo đó, nếu dự thảo này được thông qua, việc ban hành giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024, với mức tăng bình quân 30% cho giá các loại đất.
GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết mức điều chỉnh 30% này chưa sát với thị trường. Bởi theo dự tính khung giá đất của Chính phủ, khu vực cao nhất là 340 triệu đồng/m2. Trên thực tế, giá đất tại Hàng Ngang, Hàng Đào là 700-800 triệu đồng/m2, trong khi đó Hà Nội đề xuất cũng chỉ có 210 triệu đồng/m2.
HoREA kiến nghị 3 phương án xây dựng khung giá đất mới
Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản góp ý kiến về khung giá đất giai đoạn 2019-2024 để khắc phục một số nội dung bất hợp lý của khung giá đất hiện nay.
Trong văn bản này, HoREA chỉ ra sự lạc hậu của bảng giá đất tại TP.HCM. Theo đó, tình trạng giá đất trong của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phổ biến chỉ bằng khoảng 30-50% giá đất thực tế trên thị trường. Đây là điểm bất hợp lý vì không đảm bảo được nguyên tắc định giá đất phải phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường.
Môi giới bất động sản “rơi rụng như sung”
Thị trường bất động sản chững lại và gặp nhiều khó khăn từ đầu năm 2019 đang khiến cho nhiều doanh nghiệp môi giới khủng hoảng, thậm chí phá sản. Nhiều công ty môi giới non trẻ đang phải vật lộn để bám trụ với thị trường.
Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, trong chín tháng đầu năm 2019, tại TP.HCM không có dự án nào được công nhận chủ đầu tư. Trong khoảng thời gian này, chỉ có một dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư, giảm khoảng 83% và chỉ có 12 dự án được chấp thuận đầu tư, giảm 72%.
Chủ tịch HoREA, ông Lê Hoàng Châu, cho biết từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực đến tháng 08/2018 đã có 126 dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp bị dừng các thủ tục đầu tư. Những dự án này dù đã có quyết định chủ trương đầu tư, nhưng không làm được thủ tục phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 để làm tiếp các thủ tục đầu tư xây dựng.
Không ít dự án Nhà ở xã hội dính sai phạm trong xây dựng, chủ đầu tư cố tình chậm khắc phục, kéo dài thời gian bàn giao nhà khiến cho người mua vô cùng bức xúc.
Phản ánh đến CafeLand, nhiều khách hàng mua nhà tại Dự án tổ hợp nhà ở - Nhà ở xã hội Tân Bình Apartment tại số 32 Hoàng Bật Đạt, P.15, Q.Tân Bình, TP.HCM cho biết, tính tới thời điểm này, dự án đã chậm bàn giao nhà gần bốn năm. Tệ hơn nữa, họ cũng không biết ngày nào dự án này mới về đích.
Sau những cú lừa, cơn sốt đất nền có giảm nhiệt?
Lâu nay, đất nền luôn là phân khúc được giới đầu tư săn đón bởi tiềm năng sinh lời lớn và giao dịch nhanh chóng. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường có nhiều rủi ro khi một số doanh nghiệp không ngần ngại vẽ ra những dự án ma để lừa đảo người mua.
Bà Loan, một khách hàng mua nền đất tại dự án Khu dân cư Đỗ Xuân Hợp (phường Phước Long B, quận 9, TP.HCM), cho biết từ tháng 4/2018, Công ty Angel Lina đã phân lô 224 nền tại dự án Khu dân cư Đỗ Xuân Hợp với giá bán từ 1,8 – 2 tỉ đồng/nền. Khách hàng phải thanh toán 50% giá trị hợp đồng ngay đợt đầu tiên, các đợt tiếp theo là 10%.
Làm gì để tránh rủi ro khi mua nhà đất thế chấp ngân hàng?
Mặc dù tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng việc mua bán nhà đất thế chấp tại ngân hàng hiện nay khá phổ biến. Bằng cách này, người bán tránh được việc bị ngân hàng phát mãi tài sản, người mua cũng phần nào an tâm về pháp lý do đã được ngân hàng kiểm định khi cho vay thế chấp.
Là người may mắn khi mua thành công một căn nhà thế chấp, anh Hưng (ngụ tại quận Bình Tân, TP.HCM) cho biết, khi quyết định mua nhà thế chấp tại ngân hàng, anh đã cẩn thận nghe tư vấn, tham khảo kinh nghiệm của nhiều người, tìm hiểu kỹ về gia đình người bán để đề phòng trường hợp tranh chấp giữa những người cùng sở hữu.
Cháy nổ chung cư, nhà cao tầng “nóng” nghị trường Quốc hội
Ngày 13/11, Quốc hội thảo luận về báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy chữa cháy giai đoạn 2014 – 2018. Trong đó, vấn đề cháy nổ và công tác phòng cháy chữa cháy tại các đô thị, chung cư, nhà cao tầng được các đại biểu quan tâm hơn cả.
Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018 cho biết: Giai đoạn 2014-2018, số công trình xây dựng gia tăng từ 30.000 đến 50.000 công trình/năm; khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy hiểm về cháy nổ ngày càng nhiều, trung bình tăng trên 15.000 cơ sở/1 năm.
Hà Nội “bêu tên” loạt doanh nghiệp bất động sản nợ thuế
Cục Thuế TP Hà Nội vừa công khai 441 đơn vị nợ 105.796 triệu đồng (tính đến ngày 30/9/2019) tiền thuế. Trong đó có nhiều đơn vị là các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng trên địa bàn.
Đứng đầu danh sách này là Công ty cổ phần bất động sản Thăng Long với số nợ hơn 2,7 tỷ đồng (từ ngày 1/10 - 8/11/2019, công ty đã nộp 238 triệu tiền nợ, đã được hạch toán vào ứng dụng của cơ quan thuế, số chưa nộp là 2,5 tỷ đồng); Công ty cổ phần tập đoàn Đất Việt nợ hơn 1,8 tỷ đồng; Công ty CP đầu tư An Phương nợ hơn 1,4 tỷ đồng; Công ty CP Dịch vụ BĐS An Cư nợ là 959 triệu đồng (từ ngày 1/10 - 8/11/2019 đã đóng 145 triệu đồng và số chưa nộp là 814 triệu đồng).