Doanh nghiệp khủng hoảng
Dưới tác động của dịch Covid-19, thị trường BĐS được nhận định bị ảnh hưởng nặng nề. Việc mua bán, giao dịch trên thị trường gần như bị “đóng băng” do yêu cầu hạn chế tụ tập đông người.
Theo thống kê của Hội Môi giới BĐS Việt Nam, tính đến hết tháng 3 đã có 800 sàn giao dịch BĐS trên tổng số khoảng 1.000 sàn giao dịch trên cả nước ngừng hoạt động. Đến nay chỉ còn khoảng 200 sàn vẫn đang duy trì hoạt động nhưng phải chuyển phương án làm việc online tại nhà và cũng hoạt động cầm chừng.
Môi giới BĐS là công việc không dễ dàng.
Chia sẻ với Kinh tế & Đô thị, Phó Giám đốc sàn giao dịch BĐS IP Land Trần Quốc Việt cho biết, từ cuối năm 2019 công tác bán hàng và doanh thu tại sàn đã bắt đầu có dấu hiệu giảm sút. Tình hình càng trở nên khó khăn hơn khi đại dịch Covid-19 bùng phát, khiến cho toàn bộ hoạt động bán hàng của sàn phải dừng lại, kể cả việc chạy quảng cáo và công tác tiếp thị.
Thực tế cho thấy, khó khăn không chỉ đối với sàn giao dịch vừa và nhỏ, mà còn bủa vây cả đối với những sàn giao dịch lớn. Tổng Giám đốc Công ty Phố Son Land (một trong những sàn giao dịch BĐS lớn tại khu vực Trung Bộ) Vũ Quang Vinh cho biết, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, sàn vẫn tiếp tục duy trì hoạt động bằng cách tiếp thị, giới thiệu sản phẩm thông qua hình thức online trên các kênh truyền thông và mạng xã hội nhưng thực tế công việc bán hàng cũng không khả quan.
“Đọc được các thông tin giới thiệu sản phẩm của sàn trên online, vẫn có khách hàng gọi điện đến Công ty để hỏi về sản phẩm. Nhưng phần lớn đều hỏi có tính thăm dò về giá, chính sách khuyến mại... chứ không có khách “chốt hàng” – ông Vinh cho hay.
Cái khó ló cái khôn
Tuy nhiên, ông Vũ Quang Vinh cũng cho rằng, đây là thời điểm để các DN môi giới BĐS tái cấu trúc lại mô hình hoạt động, bộ máy, xem xét khả năng tài chính để xác định nguồn hàng, đối tác, phân định khách hàng. “Quan trọng hơn là thay đổi phương pháp bán hàng, tận dụng triệt để những lợi thế của công nghệ trong công tác tiếp thị, nhằm vượt qua được giai đoạn khó khăn này” – ông Vinh cho hay.
Đúng là “trong cái khó lại ló cái khôn”, Phố Son Land và nhiều DN BĐS khác đã phải đổi mới phương thức kinh doanh trên nền tảng công nghệ. Trong đó, không ít DN lớn xoay sang mở sàn giao dịch BĐS trực tuyến, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đi đầu triển khai phương thức này thời gian qua có lẽ phải kể đến Sunshine Group. Mới đây là Vinhomes, Gamuda Land…
Đại diện Công ty Gamuda Land cho biết, để đảm bảo công tác bán hàng trong giai đoạn dịch Covid-19, đơn vị này đã tung trang giao dịch online dành cho các đối tượng là nhân viên kinh doanh, khách hàng, đại lý phân phối. Hệ thống thông tin liên kết trực tiếp với hệ thống bán hàng, đảm bảo tương tác nhanh, đáp ứng được hàng nghìn người truy cập cùng một thời điểm. Thông tin giao dịch được bảo mật và không được tương tác trực tiếp với cơ sở dữ liệu.
“Sàn giao dịch online được xem như là xu thế của thời đại công nghệ nhưng cũng là phương tiện hữu ích ở thời điểm cách ly hiện nay đang được nhiều nhà phát triển BĐS sử dụng. Khách hàng dù ngồi yên ở nhà đúng tinh thần chống dịch của Chính phủ nhưng vẫn mua được nhà đẹp, giá tốt” – đại diện Gamuda Land cho hay.
"Chỉ có khoảng chưa đầy 10% môi giới thành công khi hành nghề, còn lại đều thất bại, công việc môi giới không đơn giản, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh nguy hiểm và phức tạp như hiện nay. " - TS Đoàn Văn Cương - Hiệp hội BĐS Việt Nam
-
Không giảm tiền thuê mùa Covid, chủ nhà có đáng trách?
CafeLand – Không ít người thuê nhà than thở, thậm chí trách móc chủ nhà đã không giảm giá thuê trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Song ở chiều ngược lại, những người cho thuê nhà cho biết họ cũng đang khổ tâm vì không thể giảm tiền thuê bởi họ cũng khó khăn không kém.
-
eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch
Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...
-
Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục
Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...
-
Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền
Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...