Theo Bộ Xây dựng, trong hệ thống quy hoạch cảng hàng không được Thủ tướng phê duyệt, Ninh Bình chưa có vị trí tiềm năng nào được xác định. Ảnh: IT
Trước đề xuất này, Bộ Xây dựng cho rằng việc nghiên cứu, bổ sung quy hoạch sân bay tại Ninh Bình là cần thiết nhưng hiện khu vực này vẫn chưa có vị trí tiềm năng trong quy hoạch hệ thống cảng hàng không quốc gia. Bộ đề xuất tỉnh cần lập đề án cụ thể, đánh giá khả thi và báo cáo Thủ tướng xem xét.
Trong văn bản gửi Chính phủ, Bộ Xây dựng vừa lên tiếng ủng hộ chủ trương nghiên cứu bổ sung quy hoạch cảng hàng không tại tỉnh Ninh Bình mới (sau khi sáp nhập ba tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình từ 1/7). Đề xuất do Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường đưa ra, với mong muốn đầu tư sân bay quốc tế cùng hàng loạt hạ tầng kết nối quy mô lớn, bằng nguồn vốn xã hội hóa và ngân sách tỉnh, không sử dụng ngân sách Trung ương.
Hiện tại, theo Bộ Xây dựng, trong hệ thống quy hoạch cảng hàng không được Thủ tướng phê duyệt, Ninh Bình chưa có vị trí tiềm năng nào được xác định. Do đó, Bộ đề xuất giao UBND tỉnh lập đề án nghiên cứu khả năng hình thành cảng hàng không, gửi Bộ xem xét và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình này, Bộ sẽ thành lập tổ công tác chuyên môn hỗ trợ, đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Cũng theo đề xuất của doanh nghiệp, dự kiến sẽ có 2 trục đường chính 8 làn xe nối Tràng An – Bái Đính với hai thành phố lớn là Nam Định và Phủ Lý, cùng 9 cây cầu bắc qua sông Đáy và sông Hoàng Long, nhằm tăng khả năng kết nối liên vùng sau sáp nhập hành chính. Toàn bộ dự án cam kết thi công trong vòng không quá 12 tháng nếu được thông qua.
Bộ Xây dựng đánh giá, đề xuất đầu tư hạ tầng chiến lược như sân bay, cầu đường tại Ninh Bình là cần thiết, phù hợp với chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính và định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Việc xây dựng các trục đường và cầu kết nối sẽ thuộc thẩm quyền địa phương, căn cứ quy hoạch tỉnh, đảm bảo hài hòa giữa phát triển du lịch và đô thị hóa bền vững.
Đáng chú ý, tỉnh Ninh Bình mới hình thành từ ngày 1/7 có tổng diện tích hơn 3.940km2, dân số khoảng 4,41 triệu người, thuộc nhóm tỉnh đông dân và rộng lớn nhất miền Bắc. Trung tâm hành chính đặt tại TP. Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình cũ). Đơn vị hành chính cấp xã gồm 129 đơn vị, trong đó có 97 xã và 32 phường.
Với hệ thống di sản nổi bật như Tràng An, chùa Bái Đính, Tam Chúc, Phát Diệm… cùng kỳ vọng đón 20 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025 (tăng mạnh so với 12 triệu năm 2024), Ninh Bình được kỳ vọng sẽ bứt phá mạnh mẽ nếu được nâng cấp hạ tầng hàng không và giao thông liên vùng.
-
Ninh Bình mới duyệt quy hoạch khu công nghiệp hơn 180 ha
Với quy mô hơn 180 ha và tổng vốn đầu tư hơn 2.249 tỷ đồng, khu công nghiệp được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến mới của dòng vốn FDI.
-
Hé lộ vị trí khu công nghiệp hơn 200 ha vừa được duyệt quy hoạch tại Ninh Bình mới
Trong bối cảnh sáp nhập ba tỉnh Hà Nam – Nam Định – Ninh Bình thành Ninh Bình mới từ ngày 1/7, hàng loạt dự án hạ tầng và công nghiệp trọng điểm đang được khởi động để đón đầu cơ hội phát triển.
-
Sun Group “bơm” hơn 28.000 tỷ đồng vào 3 khu đô thị tại Ninh Bình mới
Tập đoàn Sun Group thông qua các công ty thành viên chính thức được chọn làm nhà đầu tư cho ba dự án khu đô thị tại Duy Tiên, Hà Nam (nay là tỉnh Ninh Bình) với tổng vốn hơn 28.000 tỷ đồng. Cả ba dự án dự kiến vận hành vào năm 2032.








-
Ninh Bình hút hơn 57.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong 6 tháng
Sau sáp nhập ba tỉnh Ninh Bình, Hà Nam và Nam Định thành một đơn vị hành chính mới, vùng đất Ninh Bình đã nhanh chóng thể hiện sức bật vượt trội trên bản đồ đầu tư quốc gia.
-
Phú Thọ mời đầu tư 3 dự án hơn 3.400 tỷ đồng
Sau khi hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình thành một tỉnh mới mang tên Phú Thọ, địa phương này đã nhanh chóng phát đi thông điệp mạnh mẽ về định hướng phát triển tương lai bằng việc công bố mời gọi đầu tư cho 3 dự án bất động sản có tổng ...
-
Giá nhà TP.HCM lập đỉnh, nửa tỷ đồng mỗi m2 căn hộ
Mới đây, một doanh nghiệp bất động sản công bố mức giá rumor (giá bán dự kiến) cho các căn hộ hạng sang tại một dự án ngay vùng lõi trung tâm TP.HCM với mức khoảng 450 triệu đồng/m2.