Khu công nghiệp Lạc Xuân nằm tại địa bàn hai xã Giao Lạc và Giao Xuân, huyện Giao Thủy.
Mới đây nhất, tỉnh Nam Định cũ đã chính thức phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Lạc Xuân, huyện Giao Thủy – một trong những khu công nghiệp lớn nhất khu vực ven biển với quy mô hơn 208 ha.
Khu công nghiệp Lạc Xuân nằm tại địa bàn hai xã Giao Lạc và Giao Xuân, huyện Giao Thủy, giáp đường ven biển ĐT.484B về phía Bắc, giáp khu dân cư và đất nông nghiệp về các hướng còn lại. Đây là vị trí chiến lược, vừa gần tuyến giao thông ven biển, vừa dễ dàng kết nối với cụm cảng Hải Thịnh đang được đẩy mạnh đầu tư.
Theo quy hoạch, khu công nghiệp Lạc Xuân sẽ cung cấp việc làm cho khoảng 21.000 lao động, chia làm 7 phân khu chức năng gồm: đất sản xuất công nghiệp và kho bãi chiếm hơn 141,35 ha, đất dịch vụ gần 6,83 ha, hạ tầng kỹ thuật 5,6 ha, đất cây xanh 23,99 ha, bãi đỗ xe và mặt nước 5,8 ha... Trong đó, giai đoạn 1 từ nay đến năm 2030 sẽ triển khai 100 ha đầu tiên, tạo tiền đề cho sự bùng nổ công nghiệp ven biển khu vực Giao Thủy.
Không chỉ khu công nghiệp Lạc Xuân, Nam Định hiện đang bước vào một giai đoạn bứt phá mạnh mẽ về công nghiệp. Trong năm 2025, tỉnh này đã và đang triển khai hàng loạt cụm công nghiệp (CCN) chiến lược: CCN Hợp Hưng (Vụ Bản): rộng 53,5 ha, vốn đầu tư 712 tỷ đồng. Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản, cơ khí công nghệ cao.
CCN Yến Châu (Giao Thủy): diện tích 75 ha, vốn 876 tỷ đồng, tập trung ngành chế tạo máy và công nghiệp hỗ trợ.
CCN Kim Thái (Vụ Bản): diện tích 69 ha, vốn 899 tỷ đồng, định hướng phát triển đa ngành gồm cơ khí đúc, vật liệu xây dựng, công nghệ cao...
Đặc biệt, hai khu công nghiệp lớn Hải Long (1.086 ha) và Minh Châu (296 ha) cũng đã được quy hoạch và sẽ là động lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng duyên hải phía Nam tỉnh.
Sau sáp nhập, Ninh Bình mới sẽ có diện tích hơn 3.940 km2, dân số trên 4,4 triệu người, sở hữu cảng biển, đồng bằng, núi rừng và hàng loạt di sản văn hóa.
Sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và cảng biển sẽ kéo theo làn sóng đầu tư vào nhà ở công nhân, đô thị vệ tinh, nhà ở xã hội, đồng thời tạo cơ hội vàng cho thị trường bất động sản công nghiệp và logistics.
Với khu công nghiệp Lạc Xuân, làn sóng quy hoạch mới tại Nam Định nói riêng và Ninh Bình mới nói chung được kỳ vọng sẽ thay đổi mạnh mẽ bức tranh công nghiệp – đô thị của toàn vùng Đồng bằng sông Hồng trong thập kỷ tới.
-
Ninh Bình “kích hoạt” đô thị sinh thái hơn 2.600 tỷ đồng
Ninh Bình vừa chính thức “kích hoạt” một khu đô thị sinh thái mới tại TP. Hoa Lư với tổng vốn đầu tư hơn 2.600 tỷ đồng.
-
Ninh Bình sắp có khu nghỉ dưỡng 274 ha bên hồ Yên Quang
Một khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp quy mô gần 274 ha đang được chủ đầu tư Công ty cổ phần Bất động sản CT rục rịch triển khai tại hồ Yên Quang – nơi tiếp giáp Vườn Quốc gia Cúc Phương và được mệnh danh là một trong những hồ nước ngọt đẹp nhất tỉnh Ninh Bình.
-
Nam Định “hồi sinh” bệnh viện gần 1.800 tỷ, kịp đưa vào khai thác trước ngày sáp nhập tỉnh
Sau gần 17 năm khởi công và hơn một thập kỷ “đắp chiếu”, dự án Bệnh viện Đa khoa quy mô 700 giường của tỉnh Nam Định chính thức được đưa vào sử dụng sáng 25/6, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong hạ tầng y tế địa phương trước thềm sáp nhập tỉnh.
-
Tổ hợp dự án thép xanh do Tập đoàn Xuân Thiện làm chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh Nam Định dự kiến cho ra sản phẩm thép đầu tiên vào tháng 6/2028. Khi đi vào hoạt động, sẽ tạo việc làm cho khoảng 21.000 lao động.


-
Hà Nội “chốt hạn” 1 tháng cho 126 xã, phường mới xử lý xong trụ sở dôi dư
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ra “tối hậu thư” cho 126 phường, xã mới, yêu cầu hoàn thành toàn bộ việc xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư trước ngày 1/8.
-
Địa chỉ 178 trụ sở công an phường, xã, đặc khu và đồn Công an ở TP.HCM mới
Công an TP.HCM thông báo trụ sở 167 công an cấp xã, 1 đặc khu, 10 đồn Công an trực thuộc và 49 điểm thu nhận hồ sơ cấp Căn cước trên địa bàn.
-
Sau sáp nhập, tỉnh này sẽ vượt qua Hà Nội, trở thành địa phương giáp nhiều tỉnh thành nhất
Trước sáp nhập, Hà Nội là địa phương duy nhất Việt Nam tiếp giáp 8 tỉnh khác, nhưng sau sáp nhập vị trí này đã thuộc về một tỉnh khác.