Theo dữ liệu từ GlobalData, tổng giá trị các giao dịch xây dựng và bất động sản đa quốc gia trên toàn cầu được công bố trong tháng 11 đạt mức 5,5 tỷ USD, tăng 359,7% so với tháng trước (1,19 tỷ USD) và giảm 26,1% so với mức trung bình 12 tháng qua (7,4 tỷ USD)
Tính trong tháng 11, đã có tổng cộng 36 giao dịch trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản xuyên biên giới được thực hiện, giảm 49,3% so với mức trung bình 12 tháng qua (71 giao dịch).
Xét về mặt giá trị, khu vực Bắc Mỹ dẫn đầu hoạt động giao dịch ngành xây dựng và bất động sản đa quốc gia trong tháng 11 với tổng giá trị các giao dịch đạt mức 4,4 tỷ USD.
Nhìn chung, 5 giao dịch lớn nhất chiếm tới 99,1% tổng giá trị tất cả giao dịch được công bố trên toàn cầu trong tháng 11 (5,42 tỷ USD, so với tổng giá trị giao dịch 5,5 tỷ USD dược ghi nhận trong tháng).
Dưới đây là 5 giao dịch có giá trị lớn nhất được ghi nhận trong tháng 11, theo dữ liệu từ GlobalData:
1) Dream Industrial REIT và thỏa thuận đầu tư vốn tư nhân trị giá 4,37 tỷ USD của GIC với Summit Industrial Income REIT
2) Khoản đầu tư vốn cổ phần tư nhân trị giá 943,37 triệu USD vào Caverion, được thực hiện bởi Corbis, Fennogens Investments, North (BC) Lux Holdco và Security Trading
3) Thương vụ mua lại 29,8% cổ phần của Paul Y. Engineering Group với giá trị 38,28 triệu USD của Maple Luck
4) Thương vụ mua lại 75% cổ phần của Corten Interior Solutions với giá 31,84 triệu USD được thực hiện bởi Signature International
5) Breega Capital, Bynd VC, Felix Capital Partners, Heartcore Capital, Kreos Capital Group và Partech đạt thỏa thuận đầu tư mạo hiểm trị giá 28 triệu USD vào Ukio.
Các thương vụ M&A ngành xây dựng và bất động sản trong tháng 11
Trong khi đó, tổng giá trị của các giao dịch mua bán và sáp nhập (M&A) xuyên biên giới trong ngành xây dựng và bất động sản trên toàn cầu trong tháng 11 đạt mức 107,6 triệu USD, giảm 75,5% so với tháng trước (439,82 triệu USD) và giảm 96,3% so với mức trung bình 12 tháng qua (2,94 tỷ USD).
So sánh giá trị các thương vụ M&A xuyên biên giới ở các khu vực khác nhau trên toàn cầu, châu Á-Thái Bình Dương giữ vị trí dẫn đầu với tổng số thương vụ được công bố trong tháng 11 đạt giá trị 96,51 triệu USD.
Xét về khối lượng, châu Âu nổi lên là khu vực dẫn đầu về số lượng các thương vụ M&A xuyên biên giới trong ngành xây dựng và bất động sản trên toàn cầu, tiếp theo là châu Á - Thái Bình Dương và Bắc Mỹ.
Ba quốc gia dẫn đầu về hoạt động M&A xuyên biên giới vào tháng 11 bao gồm Canada, Đan Mạch và Ý với cùng 2 thương vụ.
Tính đến tháng 11, các thương vụ M&A xuyên biên giới trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản đã được công bố trên toàn cầu đạt tổng giá trị 24,83 tỷ USD, tăng 46,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính riêng trong tháng 11, 5 thương vụ lớn nhất chiếm tới 93,4% tổng giá trị các giao dịch M&A đã được công bố trên toàn cầu (100,52 triệu USD so với tổng giá trị 107,6 triệu USD được ghi nhận trong tháng).
Dưới đây là 5 giao dịch có giá trị lớn nhất được ghi nhận trong tháng 11, theo dữ liệu từ GlobalData:
1) Thương vụ mua lại 29,8% cổ phần của Paul Y. Engineering Group với giá trị 38,28 triệu USD của Maple Luck
2) Thương vụ mua lại 75% cổ phần của Corten Interior Solutions với giá 31,84 triệu USD được thực hiện bởi Signature International
3) Thỏa thuận giao dịch bất động sản trị giá 13,26 triệu USD của Tập đoàn CBRE với BSA
4) CNBM InvestmentLimited đạt thỏa thuận mua lại 73,8% cổ phần của Tập đoàn BNBM Tanzania với giá 11,13 triệu USD
5) SK Assets Kabushiki Kaisha thâu tóm 30% cổ phần của Tokutei Mokuteki Kaisha SSG23 với giá 6,01 triệu USD
-
Lãi suất cao có thể đóng băng các giao dịch bất động sản thương mại tại châu Á đến năm 2023
Khối lượng giao dịch bất động sản thương mại tại châu Á – Thái Bình Dương (APAC) giảm 40% trong quý 3 năm nay xuống còn 33 tỷ USD, mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Tình trạng này có thể kéo dài sang năm 2023, thậm chí 2024.
-
Giao dịch bất động sản châu Á thấp nhất sau 10 năm
Theo các nhà phân tích, sự sụt giảm giá trị các giao dịch bất động sản thương mại tại châu Á – Thái Bình Dương có thể kéo dài tới năm 2023 sau khi chứng kiến giá trị khối lượng giao dịch trong quý III giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm.
-
Lãi suất tăng kéo giá nhà đi xuống, dự báo lượng giao dịch giảm 35%
Giá nhà có thể giảm 12% ở Canada, 9% ở Pháp và 3% ở Mỹ trong 2 năm tới. Trong khi đó, Hồng Kông có khả năng chứng kiến mức giá giảm 8% và số lượng giao dịch giảm 35% trong năm 2022.
-
Tìm được nhà giá phải chăng ở Đức 'như trúng số'
Do nguồn cung khan hiếm, việc thuê căn hộ giá phải chăng hay sở hữu nhà ở xã hội tại Đức được chuyên gia đánh giá như "trúng xổ số".
-
Người châu Âu vẫn khó mua nhà
Được tăng lương năm nay nhưng khả năng mua nhà của người châu Âu vẫn khó cải thiện khi giá bất động sản tăng và lãi vay còn cao.
-
Kinh tế Nhật Bản thoát suy thoái
Nhật Bản tránh được suy thoái khi số liệu điều chỉnh cho thấy nền kinh tế này tăng trưởng trong quý IV/2023, thay vì giảm như ước tính sơ bộ.