Dự án cao tốc Long Thành – Dầu Giây
Dự án cao tốc này được khởi công vào tháng 10/2009 và chính thức thông xe vào ngày 8/2/2015. Theo thiết kế cao tốc Long Thành – Dầu Gây có chiều dài 55 km có quy mô 4 làn xe chạy, 2 làn dừng khẩn cấp với tốc độ thiết kế 100-120 km/h. Tổng vốn đầu tư là 20.630 tỷ đồng (tương đương 997,67 triệu USD), trong đó vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là 276,8 triệu USD, vay của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là 640,3 triệu USD, vốn ngân sách TP.HCM là 65,57 triệu USD và vốn đối ứng của Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) là 15 triệu USD. Dự án được chia thành 2 đoạn. Đoạn đầu từ nút giao An Phú đến Long Thành dài gần 24 km đi qua quận 2, 9 (TP.HCM), huyện Nhơn Trạch và Long Thành (Đồng Nai). Đoạn còn lại từ Long Thành đến Dầu Giây dài trên 31 km đi qua huyện Long Thành, Cẩm Mỹ và Thống Nhất (Đồng Nai).
Dự án thông xe làm rút ngắn thời gian từ TP.HCM đi Đồng Nai, Vũng Tàu, giảm ách tắc và tai nạn giao thông. Dự án cao tốc Long Thành – Dầu Giây cũng có tác động to lớn tới thị trường bất động sản tại những khu vực mà nó đi qua.
Cầu Nhật Tân
Cây cầu dây văng dài nhất Việt Nam này được thông xe vào ngày 4/1/2015. Điểm khởi đầu tại phường Phú Thượng (Tây Hồ) và kết thúc ở điểm giao với đường Nam Hồng (huyện Đông Anh). Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu có tổng chiều dài 8,93 km với quy mô 8 làn xe chạy, trong đó phần cầu chính theo phương án cầu dây văng liên tục 5 trụ tháp dài khoảng 3,75 km, đường 2 đầu cầu dài khoảng 5,2 km, mặt cắt ngang rộng 33,2m. Tổng mức đầu tư của dự án này là hơn 13.600 tỷ đồng.
Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
Được khởi công xây dựng vào năm 2008, dự này chính thức thông xe vào ngày 5/12/2015. Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dài 105 km, điểm đầu giao cắt với Vành đai 3 (cách cầu Thanh Trì 1 km về phía Bắc Ninh) thuộc phường Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội); điểm cuối dự án tại cảng Ðình Vũ (quận Hải An, TP Hải Phòng). Dự án do Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam đầu tư với tổng vốn đầu tư 45.487 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD). Cao tốc này được xem là tuyến cao tốc hiện đại bậc nhất của Việt Nam với 6 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, nhiều trang thiết bị công nghệ tiên tiến. Trên tuyến có 39 vị trí giao cắt là cầu vượt hoặc hầm chui, 106 cống dân sinh và 164 km đường gom hai bên để kết nối các đường dân sinh địa phương, 9 cầu lớn vượt sông với tổng chiều dài 4,5 km, trong đó có cầu Lạch Tray dài 1,2km, cầu Thái Bình dài 822m, cầu Thanh An dài 963m.
Cầu Mỹ Lợi
Dự án này do Công ty CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt làm chủ đầu tư và chính thức thông xe vào ngày 29/8/2015. Đây là công trình giao thông trọng điểm quốc gia nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Long An. Theo thiết kế, cầu Mỹ Lợi có chiều dài hơn 2,6 km trong đó phần cầu dài hơn 1,4 km, Bề ngang cầu rộng 12m với 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Cầu bắc qua sông Vàm Cỏ nối liền tuyến Quốc lộ 50, huyện Cần Đước, tỉnh Long An và thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Dự án được đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) với tổng mức đầu tư hơn 1.438 tỷ đồng. Cầu Mỹ Lợi đi vào hoạt động giúp rút ngắn quãng đường từ Tiền Giang đến TP.HCM khoảng 75 km so với đi đường Quốc lộ 1 và đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Cầu Cổ Chiên
Khởi công xây dựng từ năm 2011 đến ngày 16/5/2015 cầu Cổ Chiên được chính thức thông xe. Dự án vượt sông Cổ Chiên trên Quốc lộ 60, cách bến phà hiện hữu khoảng 3,6 km về phía hạ lưu, thuộc địa phận huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre và huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh. Theo thiết kế, phần chính cầu Cổ Chiên bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, dài gần 1,6 km, rộng 16m, quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 80 km/h với tổng mức đầu tư 2.308 tỷ đồng. Phần đường dẫn vào cầu có vận tốc thiết kế 80 km/h, tổng chiều dài gần 10 km. Việc thông xe cầu Cổ Chiên giúp rút ngắn 70 km khoảng cách từ Trà Vinh đi TP.HCM. Cầu Cổ Chiên được thông xe không chỉ có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế - xã hội của hai tỉnh Trà Vinh và Bến Tre mà còn góp phần quan trọng đối với kinh tế của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 14
Dự án cải tạo, nâng cấp quôc lộ 14 đi qua Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên được khởi công xây dựng từ năm 2009 và chính thức được thông xe vào ngày 27/6/2015. Dự án này có tổng chiều dài 553 km và có tổng mức đầu tư lên đến 13.000 tỷ đồng. Việc quốc lộ 14 được thông xe đã góp phần quan trọng, thúc đẩy kinh tế của khu vực Tây Nguyên và kết nối giao thông dễ dàng hơn với TP.HCM và các tỉnh trong khu vực.
-
Trước khi công bố thực hiện 40.000 căn nhà ở xã hội, Kim Oanh Group đã triển khai những dự án nào?
Trước khi công bố mục tiêu sẽ phát triển 40.000 căn nhà ở xã hội, Kim Oanh Group đã triển khai 50 dự án và hiện đang triển khai 3 dự án với quy mô từ hàng nghìn mét vuông đến hàng trăm hec-ta, chủ yếu ở phân khúc đất nền và căn hộ chung cư. ...
-
Nửa đầu năm 2017, tiêu thụ xi măng đạt 29 triệu tấn
CafeLand – Theo báo cáo của Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, trong nửa đầu năm 2017, ước lượng sản xuất xi măng toàn ngành đạt 33 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kì, lượng tiêu thụ đạt 29 triệu tấn, tăng khoảng 2% so với cùng kì năm 2016....
-
Nhật Bản xem xét cho vay vốn làm cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn
CafeLand – Nhật Bản sẽ tiếp tục tìm hiểu những thông tin cụ thể hơn về dự báo phát triển lưu lượng phương tiện, lưu lượng hàng hóa, hành khách thông qua, phương án thu hồi vốn… và báo cáo Chính phủ Nhật Bản nghiên cứu, xem xét về việc hỗ trợ đầu tư d...