Ảnh minh hoạ
Tích cóp 10 năm, vẫn chỉ mua được giấc mơ
Anh Trần Văn Linh, một nhân viên ngân hàng 28 tuổi, thu nhập ổn định 20 triệu đồng/tháng, không ăn chơi phung phí, dành dụm mỗi tháng vài triệu… Nhưng đến khi nhìn bảng giá căn hộ tại Hà Nội hay TP.HCM: 1 căn hộ tầm trung bây giờ cũng hơn 2 tỷ đồng – ước mơ an cư vẫn quá xa tầm tay.
Thực tế, với chưa đầy 10 năm đi làm, người trẻ khó lòng tích lũy đủ để bước vào thị trường nhà ở, khi giá nhà tại TP.HCM trong quý IV/2024 đã tăng tới 33% so với cùng kỳ, trong khi thu nhập bình quân cả nước chỉ tăng khoảng 8,6%, theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê và Savills Việt Nam.
Trong khi đó, bài toán cung - cầu lại càng làm trầm trọng thêm nghịch lý: quỹ đất khan hiếm, thủ tục pháp lý phức tạp, dự án “nằm chờ”… khiến nguồn cung căn hộ phù hợp với thu nhập phổ thông càng trở nên hiếm hoi. Với nhiều cặp vợ chồng trẻ, mua nhà là quyết định cả đời – nhưng lại là bài toán không có lời giải nếu không có sự hỗ trợ từ gia đình hoặc những chính sách tín dụng đủ “dài hơi”.
Gánh nặng vay mua nhà: Cẩn trọng trước khi "chạm ngõ" ngân hàng
Theo bà Cao Thị Thanh Hương – Quản lý cấp cao, Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu, Savills TP.HCM, chính sách vay vốn mua nhà cho người trẻ cần được thiết kế hợp lý hơn: “Thời hạn vay nên kéo dài 20-30 năm, tương đương cả chu kỳ lao động để giảm áp lực trả nợ hàng tháng”.
Không ít người trẻ hiện nay chấp nhận vay tới 70-80% giá trị căn nhà, trong khi theo khuyến nghị, mức vay an toàn chỉ nên tối đa 50%. Sự “mạo hiểm” tài chính này khiến nhiều người rơi vào vòng xoáy trả nợ – sống cầm chừng, không dám tiêu xài hay tận hưởng cuộc sống đúng nghĩa.
Tệ hơn, một số dự án chậm tiến độ, pháp lý chưa rõ ràng, chủ đầu tư không giữ cam kết… biến giấc mơ thành “ác mộng” khi tiền mất, nhà chưa thấy đâu. “Đối với nhiều người, mua nhà là khoản đầu tư lớn nhất đời. Vì vậy, rủi ro không chỉ là tài chính mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, chất lượng sống và niềm tin xã hội,” bà Hương chia sẻ.
Chính sách & hạ tầng – Hai bàn tay nâng giấc mơ an cư
Không chỉ mong chờ ngân hàng “nới tay”, người trẻ còn kỳ vọng nhiều vào các chính sách phát triển nhà ở giá vừa túi tiền. Mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 được xem là cú hích quan trọng, đặc biệt nếu đi cùng với sự cải thiện từ Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản.
Thêm vào đó, hạ tầng giao thông – đặc biệt là các tuyến metro tại TP.HCM, Hà Nội – cũng đang mở ra kỳ vọng về làn sóng giãn dân khỏi khu vực trung tâm. Với hệ thống kết nối tốt, người trẻ có thể tìm đến các khu vực vùng ven với giá mềm hơn nhưng vẫn thuận tiện di chuyển.
Bà Hương cũng nhấn mạnh: “Chính sách tín dụng không nên dừng lại ở người dưới 35 tuổi. Người từ 45 tuổi trở lên vẫn cần nhà, nhưng lại bị ngân hàng dè chừng. Cần thiết kế gói vay linh hoạt theo từng độ tuổi và hoàn cảnh, không để bất kỳ ai bị bỏ lại phía sau trên hành trình tìm kiếm nơi an cư”.
Mua nhà – không chỉ là giấc mơ cá nhân, mà là tương lai của một thế hệ
Thị trường bất động sản không thể phát triển bền vững nếu cứ mãi “dựa” vào phân khúc cao cấp. Thực tế đang đòi hỏi các bên – từ nhà nước, ngân hàng đến doanh nghiệp – cùng bắt tay giải quyết nhu cầu thật: nhà ở vừa túi tiền.
Một gói tín dụng thiết kế đúng – không chỉ giúp người trẻ an cư, mà còn giúp doanh nghiệp xả hàng, khơi thông dòng tiền và kích hoạt thị trường. Đó là chìa khóa cho bài toán tăng trưởng bền vững trong tương lai.
-
Các doanh nghiệp bất động sản không chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế mới, được đánh giá là trung lập. Tuy nhiên, thu nhập người dân có thể suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng bán hàng và tiến độ phát triển dự án mới.
-
Nóng trong tuần: Đề xuất gói vay ưu đãi cho tất cả người mua nhà lần đầu
Đề xuất nới cửa vay vốn cho người mua nhà lần đầu, kể cả ở tuổi 60; Mỹ áp thuế Việt Nam 46%, nhà đầu tư bất động sản có rơi vào thế “phòng thủ”; Hơn 340 dự án nhà ở thương mại tại TP.HCM đón tin vui; Hai thế hệ chiếm gần một nửa dân số thế giới sẽ định hình lại thị trường bất động sản... là những thông tin nóng trong tuần qua.
-
Đề xuất nới cửa vay vốn cho người mua nhà lần đầu, kể cả ở tuổi 60
Các chuyên gia kiến nghị mở rộng chính sách hỗ trợ, không giới hạn độ tuổi mà tập trung vào nhu cầu thực tế là người mua căn nhà đầu tiên.








-
Vingroup muốn làm đường sắt 300 km/h nối Hà Nội – Quảng Ninh
Tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội – Quảng Ninh do Vingroup đề xuất không chỉ hứa hẹn rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai địa phương còn khoảng 30 phút, mà còn mở ra cơ hội hồi sinh cho dự án đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân....
-
Bộ Tài chính đề xuất hai phương án đánh thuế chuyển nhượng bất động sản: 20% trên lãi thực hoặc 2% trên tổng giá trị
Bộ Tài chính đang nghiên cứu hai phương án tính thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, nhằm sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân và tiệm cận thông lệ quốc tế, đồng thời tăng tính công bằng trong thực thi nghĩa vụ thuế....
-
Hai khu vực vùng ven Hà Nội dẫn sóng biệt thự, liền kề
Thị trường biệt thự, nhà liền kề tại Hà Nội đang dần bước qua giai đoạn trầm lắng để ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực trong quý 1/2025.