Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD.
Gói kích thích sẽ gồm khoản hỗ trợ 30.000 Yen cho mỗi hộ gia đình thu nhập thấp. Các gia đình có con nhỏ cũng sẽ được hỗ trợ 20.000 Yen mỗi trẻ. Gói kích thích mới được kỳ vọng sẽ thúc đẩy lĩnh vực tiêu dùng - vốn chiếm 1 nửa GDP của Nhật Bản tiếp tục phục hồi.
Trong quý III, Nhật Bản tăng trưởng 0,9%. Tiêu dùng - vốn chiếm nửa nền kinh tế này - tăng 3,6%.
Sueyoshi nhận định gói này sẽ khiến mục tiêu thặng dư ngân sách tài khóa khó khăn hơn. Hồi tháng 7, chính phủ Nhật Bản ước tính sẽ đạt thặng dư ngân sách cơ bản (không tính tiền trả lãi) là 0,8 tỷ Yen trong tài khóa 2025. Việc này đồng nghĩa thu thuế phải lớn hơn chi tiêu công.
Trước đây, Nhật Bản từng dùng ngân sách bổ sung (thường khoảng vài nghìn tỷ Yen) để giải quyết các khoản chi khẩn cấp một lần, như thảm họa thiên nhiên. Tuy nhiên, tình hình thay đổi từ năm 2020, khi khoản chi để đối phó đại dịch lên tới 73.000 tỷ Yen.
Kể từ đó, nước này phải liên tục phát hành trái phiếu để huy động ngân sách bổ sung quy mô lớn. Năm ngoái, chính phủ Nhật Bản phát hành trái phiếu trị giá gần 9.000 tỷ yen.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhiều lần cảnh báo Nhật Bản nên chi tiêu trong mức ngân sách, thay vì phát hành thêm nợ. Tổ chức này thúc giục chính phủ Nhật Bản lập lại trật tự về tài chính khi ngân hàng trung ương đã bắt đầu quá trình nâng lãi suất. Nợ công Nhật Bản hiện có quy mô gấp đôi GDP.
-
Nóng trong tuần: NHNN yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất cho vay
Chốt thời điểm bồi thường đất dự án Vành đai 2 qua TP. Thủ Đức; Bình Dương điều chỉnh bảng giá đất: Thực hiện từng bước, không tăng cao đột ngột; NHNN ra chỉ đạo các ngân hàng tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp; Tuyến Metro số 1 dự kiến chạy chính thức vào ngày 22/12... là những thông tin nóng trong tuần qua.






-
CityLand được giao 6 ha đất tại Mễ Trì, Hà Nội để làm khu nhà ở thấp tầng
TP Hà Nội vừa giao hơn 6 ha đất tại ô đất CQ1.1, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm (cũ) cho Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Thành phố (CityLand) để đầu tư khu nhà ở thấp tầng kết hợp hạ tầng xã hội và tiện ích công cộng....
-
Hai “ông lớn” bất động sản công nghiệp muốn làm dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng tại Đông Anh
Cuộc đua giữa hai “ông lớn” bất động sản công nghiệp – Viglacera và Kinh Bắc đang nóng lên tại Đông Anh (Hà Nội) khi cùng lúc đăng ký thực hiện hai siêu dự án nhà ở xã hội tại xã Tiên Dương, với tổng mức đầu tư lên tới hơn 16.149 tỷ đồng, quy mô gần ...
-
Hà Nội vận hành chính quyền hai cấp: Kỳ vọng mới từ cải cách thủ tục đất đai
Mô hình chính quyền hai cấp tại Hà Nội không chỉ thay đổi về tổ chức, mà còn là động lực cải cách thủ tục đất đai từ cơ sở. Những ngày đầu triển khai tại các phường mới cho thấy sự chủ động của người dân và quyết tâm từ bộ máy chính quyền....