Nhiều DN kinh doanh bất động sản từ nhiều tháng nay thua lỗ, nợ xấu, tồn đọng, một số đã khai tử phần đông đang ngoắc ngoải hoặc chết “lâm sàng”. Thị trường nhà đất trong lúc “đìu hiu”, thì chính sách chuyển nhà thương mại sang hướng phát triển thành nhà ở xã hội của các cơ quan có thẩm quyền như cái phao cứu sinh làm nhiều DN hồi hộp trông ngóng.
Thông tin mới nhất, Bộ Xây dựng vừa chấp thuận cho dự án nhà ở thương mại khu nhà ở cao tầng Đô thị Sông Đà tại 143 Trần Phú, quận Hà Đông (Hà Nội) chuyển đổi sang làm nhà ở xã hội. Vinaconex 2 cho biết Công ty này đã đề nghị được chuyển đổi một tòa chung cư cao tầng thuộc dự án Khu đô thị mới Kim Văn – Kim Lũ tại quận Hoàng Mai sang loại hình nhà ở xã hội. Công ty Sơn Hà đang có ý định xin chuyển đổi mục đích xây dựng nhà ở thương mại tại Khu đô thị Kiến Hưng thành nhà ở xã hội.
Nhiều dự án trước đó đã được phép chuyển mục đích từ nhà thương mại sang nhà xã hội như dự án Kiến Hưng (Hà Đông), Linh Đàm (Hoàng Mai), Nam An Khánh (Hoài Đức) do Tổng Công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư... Trong năm 2013, Hà Nội sẽ phấn đấu xây dựng, chuyển đổi khoảng 10 dự án nhà ở xã hội và ngay quý II, sẽ có khoảng từ 5 đến 6 dự án khởi công.
Còn tại TPHCM, các DN bất động sản cũng đang đua nhau chuyển đổi sang nhà xã hội với tổng số lên đến gần 10.000 căn hộ như khu nhà ở Việt Liên Á (Bình Chánh), khu dân cư Hưng Điền (quận 8), khu căn hộ 584 Tân Kiên (Bình Chánh)... Tính đến thời điểm này, đã có 12 chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại xin chuyển qua nhà ở xã hội, với tổng số 9.646 căn. Dự án khu căn hộ cao tầng 584 Bình Chánh (Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Khai thác CTGT 584 làm chủ đầu tư) đã được UBND TP cho phép chuyển đổi công năng từ nhà ở thương mại sang bệnh viện, nay cũng xin chuyển sang nhà ở xã hội. Cho đến nay, TP HCM có đến 279 dự án chậm triển khai với quy mô 2.740 ha đất, 84.000 căn hộ và 37 dự dán đang tạm dừng với quy mô 394 ha đất, 7.760 căn hộ. Hầu hết chủ đầu tư các dự án này đều mong mỏi được chuyển dự án của mình sang nhà ở xã hội...
Tuy nhiên việc chuyển đổi nhà thương mại sang nhà xã hội không dễ dàng. Theo tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, việc chuyển đổi nhà thương mại sang dàng ở xã hội có nhiều điểm “bất hợp lý”. Bất hợp lý ở chỗ, giá nhà chuyển đổi cao hơn giá nhà ở xã hội từ 20% - 30%. Bất hợp lý hơn là những chung cư thương mại với những thiết kế ban đầu dành cho những căn hộ cao cấp nay được thiết kế lại, chia nhỏ cho phù hợp với giá cả mà những người có thu nhập thấp có thể chấp nhận đã phá vỡ không gian kiến trúc. Những căn hộ với DT từ 30 m2 - 40 m2 lơ lửng trên “tận mây xanh”, ai dán chắc rằng vài ba năm nữa, khi những chủ nhân với nhu cầu thực tế do phát triển (sinh con, đẻ cái) lại không biến thành những khu ổ chuột trên trời với những lồng sắt, ban công tự cơi nới?
Những lý do trên vẫn chưa hẳn là hệ quả trực tiếp từ chủ trương chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng người thu nhập thấp họ không biết “đi thang máy”, không dám mơ làm “thượng đế nơi cửu trùng” trên tít chín tầng mây, bởi với mức phí dịch vụ cao ngất ngưởng hàng triệu đồng cho gửi xe, vệ sinh, điện nước, an ninh… thì họ thà đi thuê chứ không bao giờ mơ về… “nơi xa lắm”.
-
Chủ dự án Ngọc Viên Islands bị tuyên phá sản
Ngày 24/4, Toà án nhân dân TP. Hà Nội vừa có Quyết định số 118/QĐ – MTTPS về việc mở thủ tục phá sản với Công ty cổ phần Sỹ Ngàn – chủ dự án Ngọc Viên Islands. <br/br>
-
Thu hồi đất trái luật ở Mỹ Đức, Hà Nội: Lòng vòng đổ lỗi cho nhau
Theo phản ánh của người dân, UBND xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đã không làm đúng theo quy định về giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất của dân để xây tuyến đê bao quanh khu Đồng Chiêm vào năm 2008. <br/br>
-
"Đại gia địa ốc vung tay lấp rạch Sài Gòn"
Gần hai năm nay, hàng trăm hộ dân sống tại khu phố 3, phường Tân Phú, Q.7 phải sống trong cảnh ngập lụt mỗi khi mưa xuống. “Thủ phạm” là tuyến đường tạm N1 nối từ cầu Phú Thuận vào khu căn hộ Riviera Point. <br/br>