Trong cơn bão giá nhà đất như hiện nay, giấc mơ tìm kiếm một chốn an cư với những người thu nhập thấp tại các đô thị lớn như TP.HCM hay Hà Nội ngày càng trở nên xa dần.
Khảo sát thực tế tại TP.HCM, phân khúc nhà ở thương mại có giá dưới 2 tỉ đồng gần như không có nguồn cung dự án mới trong khoảng hai năm gần đây. Trong khi đó, nhà ở xã hội – phân khúc có nhu cầu cực lớn đang gặp nhiều vấn đề từ nguồn cung mới đến những chính sách, thủ tục trong quá trình đầu tư.
Bên cạnh đó, chất lượng xây dựng, tiến độ của các dự án nhà ở xã hội cũng làm giảm niềm tin của người mua. Một số dự án xây dựng ì ạch kéo dài suốt nhiều năm, có dự án mới bàn giao nhưng không đảm bảo về chất lượng, tiện ích cho cuộc sống.
Theo các chuyên gia bất động sản, giá nhà hiện nay đang gấp khoảng 20 lần thu nhập của người dân. Với những diễn biến hiện nay thì khả năng đà tăng giá sẽ chưa dừng lại. Trong khi đó, do tác động của dịch bệnh nguồn thu nhập của người dân sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, nhiều người dân sẽ “vỡ” kế hoạch an cư nếu không có thêm nguồn cung nhà ở có giá phù hợp hơn như nhà ở xã hội trong thời gian tới.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa đưa ra 6 kiến ghị cho thị trường bất động sản trong năm 2021. Trong đó, kiến nghị đầu tiên là đề nghị các tập đoàn và doanh nghiệp xem xét tăng tỷ trọng đầu tư vào phân khúc nhà ở có giá vừa túi tiền, nhà ở thương mại giá thấp, nhà ở xã hội.
Theo ông Châu, dù lợi nhuận thấp, nhưng đây là phân khúc có tính thanh khoản cao và ít rủi ro, góp phần cùng Nhà nước giải quyết nhà ở cho cán bộ công chức, cán bộ lực lượng vũ trang, người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, công nhân lao động, sinh viên và người nhập cư.
Sở Xây dựng TP.HCM cũng cho biết, trong giai đoạn từ 2016 – 2020, trên địa bàn có 23 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng cung ứng hơn 1 triệu m2 sàn nhà ở ra thị trường (tương ứng khoảng 17.900 căn hộ). Trong khi đó, nhu cầu nhà ở xã hội giai đoạn này lên tới 80.000 căn hộ.
Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, cả nước đã hoàn thành 249 dự án nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng hơn 104.200 căn hộ, với tổng diện tích khoảng 5,4 triệu m2, hiện đang triển khai 264 dự án, quy mô xây dựng khoảng 219.000 căn hộ. Kết quả này chỉ đạt 42% so với kế hoạch đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Hà cho biết, nguồn cung nhà ở xã hội chưa đạt như kế hoạch có phần nguyên nhân từ cơ chế chính sách hiện nay chưa đủ mạnh để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia xây dựng. Thủ tục đầu tư xây dựng, phê duyệt giá bán, phê duyệt đối tượng mua nhà còn nhiều điểm bất cập; Nguồn vốn ngân sách bố trí hỗ trợ, lãi xuất chưa đáp ứng yêu cầu…
Theo Bộ trưởng, bộ đang triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội. Trước hết, đã ban hành quy chuẩn quốc gia quy định diện tích căn hộ tối thiểu khép kín là 45m2 tạo điều kiện phù hợp với thực tiễn để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng tại các đô thị. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã bố trí 4.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất cho người dân vay, mua nhà ở xã hội. Bộ cũng chỉ đạo các địa phương đầu tư hạ tầng, bố trí quỹ đất và thực hiện một số chính sách ưu đãi riêng của địa phương để phát triển nhà ở xã hội.
-
Đề xuất nhà ở xã hội giá 15 triệu đồng/m2: Liệu có khả thi?
Theo các chuyên gia bất động sản, 15 triệu đồng/m2 là mức giá tối thiểu cho nhà ở xã hội và khó lòng giảm sâu hơn nữa.
-
Xác nhận thu nhập cho lao động tự do muốn mua nhà ở xã hội thế nào?
Tôi là lao động tự do nên không có hợp đồng lao động. Khi tôi ra xã xác nhận điều kiện về thu nhập để đăng ký mua nhà ở xã hội thì xã không xác nhận với lý do, không có cơ sở để chứng minh thu nhập của tôi....
-
Nhà ở xã hội đã có Giấy chứng nhận nhưng chưa đủ 5 năm thì có được bán cho người khác?
Xin hỏi, mua nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm, có Giấy chứng nhận thì có được bán cho người khác? Có phải nộp tiền sử dụng đất khi bán lại nhà ở xã hội sau thời hạn 5 năm?
-
Nhà ở xã hội có được dùng làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng?
Xin hỏi, đối tượng được mua NOXH thì có được dùng NOXH để thế chấp vay vốn ngân hàng?