Cơ chế có nhưng khó thực hiện
Nhu cầu NOXH của TP trong giai đoạn từ năm 2011-2020 khoảng 134.000 căn hộ. Khảo sát từ Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM cho thấy, có đến 81.000 hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu NOXH trong giai đoạn 2016-2020.
Với chủ trương kêu gọi xã hội hóa đầu tư, các bộ ngành Trung ương cũng như UBND TPHCM đã có nhiều chính sách “mở” để khuyến khích các thành phần tham gia phát triển NƠXH.
Nhà ở xã hội gói vay 30.0000 tỷ đồng HQC Bình Chánh. Ảnh: Cao Thăng
Tuy nhiên, trong 5 năm qua, TPHCM chỉ mới đáp ứng chưa đến 40% nhu cầu nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp so với kế hoạch đặt ra.
Đại diện Sở Xây dựng TPHCM nhìn nhận, việc phát triển NOXH gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân nhưng ách tắc lớn nhất là quỹ đất và vốn. Luật Nhà ở 2014 và Nghị định 100/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý NƠXH quy định, các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành quỹ đất 20% cho NƠXH.
Tuy nhiên, các chủ đầu tư thường chọn phương án nộp tiền hoặc chuyển giao quỹ nhà (sàn xây dựng) thay cho việc cam kết dành quỹ đất 20%. Thậm chí, nhiều dự án dù có diện tích trên 10ha, nhưng chủ đầu tư tìm cách lách sao cho dưới 10ha để khỏi thực hiện quy định này, khiến quỹ đất phát triển NƠXH ngày càng thu hẹp.
Không chỉ quỹ đất mà hiện nguồn vốn ưu đãi cho vay hoặc hỗ trợ lãi vay cho cả chủ đầu tư và các đối tượng được NOXH cũng thiếu trầm trọng.
Nhiều DN cho biết, mặc dù các cơ chế, chính sách ưu đãi của Chính phủ đã triển khai nhưng khó thực thi nên chưa thu hút các nhà đầu tư tham gia. Đơn cử, Luật Đất đai quy định: những dự án NOXH, nhà thu nhập thấp... khi được miễn tiền sử dụng đất thì không được thế chấp được để vay vốn.
Trong khi đó, TP chưa tập trung được nguồn vốn để phát triển NOXH, chưa thực hiện được việc điều tiết 30% - 50% từ nguồn ngân sách thu tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại để phát triển NOXH.
Từ năm 2013 - 2016, Nhà nước hỗ trợ NOXH thông qua gói tín dụng lãi suất ưu đãi 30.000 tỷ đồng của Chính phủ nhưng đến cuối năm 2016, gói hỗ trợ này đã kết thúc. Hiện ngân sách vẫn chưa thu xếp được nguồn vốn để giúp các DN và người dân có nhu cầu được vay vốn ưu đãi.
Trong văn bản báo cáo với Chính phủ về các chương trình nhà ở mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, do điều kiện ngân sách hạn hẹp trong khi đầu tư NOXH đòi hỏi nguồn vốn lớn. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ NOXH ở đô thị mặc dù có nhưng khó thực hiện nên vẫn chưa thu hút được nhiều DN tham gia.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, vốn ngân sách bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn 2018-2020 chỉ khoảng hơn 1.262 tỷ đồng trong tổng 9.000 tỷ đồng kế hoạch (đáp ứng khoảng 13% so với yêu cầu). Riêng năm 2018 ngân hàng này chỉ được giao 500 tỷ đồng.
Theo quy định, với số vốn được giao 500 tỷ đồng thì Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ huy động thêm được 500 tỷ đồng để thực hiện chính sách hỗ trợ NOXH, tức là 1.000 tỷ đồng.
Theo Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn 1.000 tỷ đồng đã được giao về các địa phương triển khai cho vay với lãi suất là 4,8%/năm (0,4%/tháng). Trong khi đó, tổng nhu cầu cho vay của các tỉnh, TP lên đến 5.000 tỷ đồng.
Theo tính toán, hai TP được phân bổ vốn lớn như TPHCM và Hà Nội ở mức 50 tỷ đồng thì trung bình mức vay mua NOXH cũng chỉ đáp ứng được cho khoảng 150 người.
Đây là con số rất nhỏ so với hàng chục ngàn hộ gia đình thuộc đối tượng được vay đang có nhu cầu vay vốn ưu đãi tại 2 thành phố này.
Người dân, DN, Nhà nước đều khổ
Theo Bộ Xây dựng, đến 2020, các khu vực đô thị cả nước có hơn 1,7 triệu người khó khăn về nhà ở và để đáp ứng nhu cầu này cần xây khoảng 700.000 căn hộ. Trong khi đó, hiện mới hoàn thành và bàn giao 186 dự án với 75.700 căn hộ.
Một số dự án khác, chậm hoàn tất do không có nguồn vốn để tiếp tục cho vay sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đã giải ngân hết vào cuối tháng 12-2016. Không được cấp bù lãi suất nên hàng loạt dự án NOXH xây dựng dở dang phải giãn tiến độ.
Thậm chí, có một số dự án chủ đầu tư đã chậm bàn giao căn hộ trong thời gian rất dài khiến người mua nhà gặp nhiều khó khăn. Báo cáo của các địa phương cho thấy, có 206 dự án NOXH với quy mô xây dựng khoảng 168.700 căn hộ, tổng diện tích khoảng 8.435.000m2 đang bị chậm tiến độ hoặc tạm dừng thi công…
Cụ thể, dự án NOXH 584 Lũy Bán Bích quận Tân Phú, TPHCM do Công ty 584 làm chủ đầu tư đã dừng thi công mặc dù đã bán hết nhà cho khách hàng. Dự án NOXH 35 Hồ Học Lãm quận Bình Tân, TPHCM do Quỹ Phát triển nhà ở TPHCM làm chủ đầu tư liên kết với Công ty Địa ốc Hoàng Quân thực hiện đến nay vẫn chưa thể hoàn thành dự án để giao nhà cho người dân trong khi đã quá hạn giao nhà 1 năm.
Mới đây, Công ty Hoàng Quân phải ra thông báo: khách hàng muốn nhận nhà thì cho công ty vay 20% giá trị hợp đồng căn hộ với lãi suất 1%/tháng để tiếp tục thực hiện dự án này vì hiện công ty đã hết tiền thực hiện.
Rất nhiều người dân cho biết đã vay ngân hàng để mua nhà tại 2 dự án này, trong đó không ít người đã đóng hơn 75% giá trị căn hộ, hàng tháng phải trả lãi suất ngân hàng nhưng đến nay vẫn mòn mỏi đợi nhà vì chủ đầu tư không được tiếp tục vay để hoàn thành dự án.
Các DN cho biết, sau khi kết thúc gói cho vay 30.000 tỷ đồng, NHNN liên tục công bố các gói vay hỗ trợ NOXH nhưng đến nay chưa có gói nào chính thức được triển khai. Riêng 1.200 tỷ đồng mà Ngân hàng sách xã hội được cấp chỉ áp dụng cho người mua nhà vay, chưa cho chủ dự án vay.
Để đảm bảo mục tiêu phát triển NOXH trong giai đoạn 2016-2020, Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ bổ sung vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội 3.000 tỷ đồng để thực hiện cho đến năm 2020.
Bên cạnh đó, cấp cho các tổ chức tín dụng để bù lãi suất cho vay trong năm 2018 là 3.431 tỷ đồng. Như vậy, số vốn cần có đã lên đến hơn 6.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy, gánh nặng cho ngân sách là không nhỏ.
-
Lợi thế của Hồ Tràm trong cuộc đua dẫn đầu thị trường bất động sản nghỉ dưỡng
Trong xu thế du lịch bằng ô tô riêng - chủ động, thuận tiện và tiết kiệm thời gian, Hồ Tràm là điểm đến hàng đầu trong khu vực bởi cự ly liền kề TP.HCM cùng các lợi thế thiên nhiên trong lành, hạ tầng phát triển cùng sự quy tụ của hàng loạt tên tuổi ...
-
Sự khác biệt của Hồ Tràm trên thị trường nghỉ dưỡng phía Nam
Không có vẻ đông đúc, náo nhiệt của một đô thị du lịch biển, Hồ Tràm được mệnh danh là “thiên đường” nghỉ dưỡng, nơi phục vụ những du khách có nhu cầu nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe cũng như tận hưởng các dịch vụ chất lượng cao trong không gian riêng t...
-
Giá vé máy bay tăng cao dịp lễ, du lịch Hồ Tràm vẫn “sống khỏe”?
Với lợi thế gần TP.HCM, thuận tiện di chuyển bằng xe cá nhân, cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ cùng nhiều tiện ích, dịch vụ cao cấp ngày càng hoàn thiện giúp Hồ Tràm thu hút lượng lớn khách du lịch về nghỉ dưỡng dịp lễ 30/4....