Ngày 17/6, tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài dẫn đầu đoàn công tác đến làm việc với Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất về kế hoạch sản xuất thép, phục vụ xây dựng đề án phát triển công nghiệp đường sắt.
Buổi làm việc nằm trong khuôn khổ triển khai Đề án phát triển công nghiệp đường sắt Việt Nam, do Bộ Công Thương chủ trì thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài cho biết, trong công nghiệp đường sắt, nhiều hạng mục và thiết bị then chốt gắn liền với lĩnh vực luyện kim, đặc biệt là các sản phẩm thép chế tạo phục vụ đường sắt cao tốc, đô thị và quốc gia.
Hiện tại, phần lớn thép cán vẫn phải nhập khẩu. Theo đó, Bộ Công Thương mong muốn Hòa Phát có thể đáp ứng được các nhiệm vụ sản xuất thép chế tạo phục vụ cho các dự án đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị...
Dự án sản xuất ray đường sắt có công suất 700.000 tấn/năm, cho ra sản phẩm đầu tiên vào 2027
Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất đã thông tin về dự án sản xuất ray đường sắt và thép đặc biệt, quy trình cán ray đường sắt.
Doanh nghiệp này cho biết, từ năm 2025, tổng công suất toàn hệ thống đạt 15 triệu tấn/năm, bao gồm: thép xây dựng, thép dây cuộn, thép cuộn cán nóng.
Ngoài ra, sản xuất ống thép với công suất 1,2 triệu tấn/năm; thép dự ứng lực, thép rút dây công suất 320.000 tấn/năm; tôn mạ công suất 400.000 tấn/năm và sản xuất container với công suất 200.000 TEU/năm.
Thông tin về dự án sản xuất ray đường sắt và thép đặc biệt, Hòa Phát cho biết dự án được xây dựng trên tổng diện tích 17,58ha tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi gồm nhà xưởng dây chuyền chính, các hệ thống phụ trợ và hạ tầng.
Nhà máy này có công suất 700.000 tấn/năm. Tiến độ thực hiện dự án là 20 tháng, dự kiến ra sản phẩm đường ray đầu tiên vào tháng 2/2027. Sản phẩm là các loại thép phục vụ ngành công nghiệp đường sắt, trục bánh xe tàu hỏa, tàu cao tốc theo đặt hàng của Chính phủ cũng như các loại thép chất lượng cao phục vụ cho các dự án trọng điểm quốc gia.
Tại buổi làm việc, các thành viên Tổ xây dựng Đề án phát triển công nghiệp đường sắt đã thảo luận, trao đổi về kế hoạch, năng lực phát triển sản xuất thép xây dựng, thép cuộn cán nóng; thiết bị công nghệ và sản phẩm ray phục vụ đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị...
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài cho biết các đơn vị thuộc Bộ Công Thương sẵn sàng tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp và sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án trong thời gian tới.
-
Ray thép “made in Vietnam” dùng cho đường sắt tốc độ cao sẽ có chiều dài 100m
Ray đường sắt cao tốc là một sản phẩm đặc thù - vốn chỉ được sản xuất bởi vài tập đoàn thép hàng đầu thế giới, nay đã chuẩn bị mang nhãn “made in Vietnam”, dài 100m với chất lượng theo chuẩn châu Âu.
-
Dự án nhà máy sản xuất ray thép và thép đặc biệt này có tổng vốn đầu tư khoảng 14.000 tỷ đồng, đặt tại Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi.
-
Xây đường sắt tốc độ cao, Việt Nam cần khoảng 28,7 triệu mét ray thép, 46 triệu thanh tà vẹt
Các dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và đường sắt đô thị cần tới 28,7 triệu mét ray thép. Ai sẽ cung cấp khối lượng vật tư khổng lồ này?






-
Tuyến đường sắt tốc độ cao 350km/h sắp chạy qua TP.HCM ở những khu vực nào?
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn qua TP.HCM dài khoảng 17km, có hai điểm chính là ga Thủ Thiêm và Depot Long Trường với phạm vi sử dụng đất khoảng 110ha.
-
Sẽ khởi công giải phóng mặt bằng dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam vào dịp 19/8
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đồng loạt tổ chức khởi công các dự án giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào 19/8/2025 và hoàn thành trong năm 2026....
-
Hai bộ 'bắt tay' xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn cho đường sắt cao tốc
Chiều 8.7, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho đường sắt tốc độ cao.