Tái cấu trúc toàn diện, nâng vốn cho dự án lò cao tại Pomina 3
CTCP Thép Pomina (mã chứng khoán POM) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 với nhiều thông tin quan trọng xoay quanh kế hoạch tái cấu trúc công ty.
Đáng chú ý, Pomina dự kiến trình cổ đông phương án tái cấu trúc toàn diện công ty thông qua việc hợp tác với nhà đầu tư chiến lược để thành lập pháp nhân mới là CTCP Pomina Phú Mỹ.
Cụ thể, hình thức góp vốn sẽ là: Pomina góp vốn bằng hiện vật toàn bộ đất đai, nhà xưởng, dây chuyền thiết bị.
Trong khi đó, nhà đầu tư chiến lược góp vốn bằng tiền. Nhà đầu tư chiến lược, vốn điều lệ và cơ cấu sở hữu dự kiến sẽ được trình cụ thể tại ĐHĐCĐ tới đây.
Pomina sẽ tái khởi động nhà máy luyện cán thép Pomina 3 trong quý 4/2024
Theo ban lãnh đạo Pomina, tiến trình tái cấu trúc mạnh mẽ, đặc biệt có sự tham gia của nhà đầu tư chiến lược là cột mốc đánh dấu bước ngoặt quan trọng của công ty.
Đặc biệt, việc hợp tác chiến lược này sẽ cung cấp nguồn vốn cần thiết để Pomina khởi động lại lò cao luyện phôi thép.
Dự kiến, hãng thép có trụ sở tại Bình Dương này sẽ vận hành lại lò cao vào quý 4/2024 sau thời gian ngừng hoạt động để đón đầu sự trở lại của các dự án bất động sản dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ vào các tháng cuối năm.
Cũng tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 vào ngày 1/3 tới, Pomina sẽ trình cổ đông kế hoạch nâng vốn đầu tư dự án lò cao tại chi nhánh Pomina 3 từ 4.975 tỷ đồng, lên 5.880 tỷ đồng, tức tăng thêm hơn 900 tỷ đồng.
Phía Pomina không nêu lý do nâng vốn đầu tư dự án lò cao tại chi nhánh này mà chỉ cho biết giá trị đầu tư lên tới 5.880 tỷ đồng dựa trên căn cứ kết quả kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam ký ngày 2/3/2023 so với kế hoạch vốn đầu tư phê duyệt ngày 31/10/2020.
Được biết, Pomina thành lập nhà máy luyện phôi thép Pomina 3 vào năm 2009 tại Khu công nghiệp Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Dự án này từng được Pomina giới thiệu là dự án then chốt và dự phóng mang lại lợi nhuận đột biến cho công ty giai đoạn 2021-2023, công suất hệ thống lên đến 1 triệu tấn sản phẩm thép.
Hiện tại, doanh nghiệp này đang có 3 nhà máy luyện phôi và cán thép xây dựng với tổng công suất 2,6 triệu tấn và khoảng hơn 1.100 lao động. Trong đó, công suất luyện phôi thép đạt 1,5 triệu tấn/năm và công suất cán thép xây dựng là 1,1 triệu tấn.
Tại thời điểm 31/12/2023, Pomina cho biết chi phí xây dựng dự án lò cao và lò EAF là 5.808 tỷ đồng, chiếm 55,8% tổng tài sản, bao gồm chi phí mua sắm máy móc thiết bị và xây dựng dự án lò cao, lò EAF luyện phôi thép công suất 1 triệu tấn/năm tại Khu công nghiệp Phú Mỹ, trong kỳ tài chính chưa kết chuyển thành tài sản.
Trong khi đó, nợ phải trả tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm, lên mức 8.690 tỷ đồng. Tổng giá trị nợ vay là hơn 6.300 tỷ đồng, gồm 5.200 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 1.145 tỷ đồng nợ vay dài hạn.
Lãnh đạo Pomina cho rằng, do nhà máy thép Pomina 3 vẫn còn ngưng hoạt độ nhưng phải gánh chịu nhiều chi phí, trong đó có chi phí lãi vay. Ngoài ra, tình hình bất động sản đóng băng, nhu cầu tiêu thụ thép và doanh thu trong kỳ sụt giảm mạnh, dẫn đến công ty bị sụt giảm doanh thu, trong khi chi phí cố định và lãi vay cao gây lỗ lớn trong kỳ.
“Quán quân” thua lỗ năm 2023
Về kết quả kinh doanh, Pomina vừa công bố Báo cáo tài chính (BCTC) quý 4/2023 với kết quả vẫn chưa khả quan khi tiếp tục thua lỗ.
Cụ thể, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu thuần đạt 333 tỷ đồng, giảm mạnh tới 81% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, với việc giá vốn bán hàng và chi phí lãi vay tăng cao khiến doanh nghiệp này tiếp tục báo lỗ 313 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 460 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2023, Pomina đạt doanh thu thuần hơn 3.280 tỷ đồng, giảm 75% so với mức thự hiện của năm ngoái và bị lỗ sau thuế 960 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức lỗ 1.168 tỷ năm 2022.
Như vây, đây là mức thua lỗ nặng nhất của các doanh nghiệp ngành thép trong năm vừa qua. Đáng chú ý, Pomina cũng giữ luôn vị trí “quán quân” thua lỗ ngành thép trong năm 2022.
Được biết, trong năm 2023, doanh nghiệp này đặt kế hoạch doanh thu 9.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 150 tỷ đồng. Như vậy, mức lỗ 960 tỷ đồng năm 2023 đã vượt xa kế hoạch lỗ đề ra hồi đầu năm.
Ngoài ra, với việc tiếp tục lỗ trong năm vừa qua, tính tới 31/12/2023, tổng lỗ lũy kế của Pomina 1.271 tỷ đồng, tương đương 45% vốn chủ sở hữu.
Đầu tháng 2/2024, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã gửi công văn nhắc nhở đến Pomine về việc nếu tổ chức niêm yết chậm nộp BCTC kiểm toán năm trong 3 năm liên tiếp sẽ bị hủy niêm yết.
Do đó, HOSE lưu ý cổ phiếu POM có thể sẽ bị hủy niêm yết nếu nhà sản xuất thép này tiếp tục chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2023 (tức phải nộp BCTC kiểm toán nộp trước ngày 1/4/2024).
Ngay sau đó, phía Pomina đã có phản hồi: “Bằng thông báo này, chúng tôi xin gửi thông tin chính thức tới Quý cổ đông và Quý khách hàng, đối tác để Quý vị hiểu rõ nội dung công văn. Pomina xin thông báo đây chỉ là lời nhắc nhở của HOSE về việc Công ty cần lưu ý phải nộp BCTC kiểm toán năm 2023 đúng hạn. Chúng tôi khẳng định Pomina sẽ nghiêm túc chấp hành các quy định, không để rủi ro cổ phiếu POM bị hủy niêm yết”.
Pomina cho biết đang nỗ lực hoàn thành BCTC kiểm toán năm 2023 trước thời hạn.
“Hiện Công ty đã triển khai những biện pháp khắc phục việc chậm hoàn thành BCTC kiểm toán và cam kết không để những rủi ro xảy ra trong việc đảm bảo thời hạn nộp BCTC kiểm toán năm 2023”, văn bản phía Pomina cho biết.
-
Xây dựng Hòa Bình, Pomina nói gì về nguy cơ bị hủy niêm yết?
Cả Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình và Thép Pomina cho biết đây chỉ là lời nhắc nhở của HOSE về việc công ty cần lưu ý phải nộp Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 đúng hạn và cam kết sẽ đúng hạn để cổ phiếu không bị huỷ niêm yết.
-
Kế hoạch tái cấu trúc lớn chưa từng có của “cựu vương” Pomina có động thái bất ngờ
Công ty CP Thép Pomina (mã chứng khoán POM) chuẩn bị tổ chức cuộc họp bất thường để thông qua phương án tái cấu trúc công ty trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ, cổ đông liên tục thoái vốn.
-
Một “ông lớn” ngành thép vừa báo tin vui lớn cho cổ đông ngay sát Tết
Thép Nam Kim đã phân phối hơn 52 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỷ lệ 20% để tăng vốn điều lệ. Theo đó, mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu NKG sẽ được nhận về 20 cổ phiếu mới.
-
Công ty thép doanh thu nghìn tỷ vừa chứng kiến điều chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây
Năm 2024, Gang thép Cao Bằng ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.188 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ; công ty báo lỗ sau thuế hơn 150 tỷ đồng, trong khi năm ngoái lãi hơn 1,6 tỷ đồng.
-
Hòa Phát, Nam Kim… và loạt doanh nghiệp thép mạnh tay đầu tư nhà máy mới để “đón sóng” thị trường bất động sản
Trong khi dự án Dung Quất 2 của Hòa Phát sẽ bắt đầu chạy thử đầu quý 1/2025, nhiều doanh nghiệp ngành thép khác cũng đang chuẩn bị nguồn vốn để xây thêm nhà máy mới, đón sóng phục hồi của thị trường....