Tổ chức họp bất thường bàn việc tái cấu trúc
Công ty CP Thép Pomina tiền thân là nhà máy thép Pomina 1, được thành lập từ năm 1999. Ngày 17/8/1999, Nhà máy thép Pomina chuyển thành Công ty TNHH Thép Pomina với vốn điều lệ 42 tỷ đồng.
Đến năm 2010, doanh nghiệp này niêm yết lần đầu tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) với mã cổ phiếu là POM.
Hiện tại, Pomina đang có 3 nhà máy luyện phôi và cán thép xây dựng với tổng công suất 2,6 triệu tấn và khoảng 1.100 lao động. Trong đó, công suất luyện phôi thép là 1,5 triệu tấn/năm và công suất cán thép xây dựng đạt 1,1 triệu tấn.
Pomina họp bất thường bàn việc tái cấu trúc công ty
Trong quá khứ, Pomina từng là nhà sản xuất thép xây dựng lớn nhất Việt Nam và có thị phần cao hơn Tập đoàn Hòa Phát (HPG). Thời điểm năm 2010, Pomina chiếm 17% thị phần thép xây dựng toàn quốc trong khi Hòa Phát chỉ chiếm 12% thị phần.
Chiến lược của hãng thép có trụ sở tại Bình Dương là tập trung ở phân khúc trọng điểm thép xây dựng với thị trường chủ yếu là tại và các tỉnh miền Nam.
Tuy nhiên, ở hiện tại, do doanh thu bán hàng thấp trong bối cảnh kinh tế khó khăn cùng với chi phí giá vốn cao khiến Pomina mất thị phần vào tay đối thủ trong nước. Kinh doanh dưới giá vốn và áp lực chi phí lãi vay khiến doanh nghiệp này lỗ ròng kỷ lục 1.078 tỷ đồng trong năm 2022. Đây là mức lỗ nặng nhất ngành thép thời điểm đó.
Trong thông báo mới đây, Pomina cho biết sẽ tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường để thông qua phương án tái cấu trúc công ty. Ngày đăng ký cuối cùng là 16/2/2024.
Động thái của hãng thép này diễn ra trong bối cảnh liên tục kinh doanh thua lỗ, tồn tại nhiều khoản nợ quá hạn, người nhà lãnh đạo liên tục thoái vốn.
Theo báo cáo tài chính mới nhất (quý 3/2023), trong 9 tháng đầu năm 2023, Pomina mới ghi nhận doanh thu đạt 2.948 tỷ đồng, giảm 74% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế 647 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 707 tỷ đồng.
Như vậy, chỉ sau 9 tháng, mức lỗ mà Pomina ghi nhận đang vượt nhiều so với kế hoạch chỉ lỗ 150 tỷ đồng cả năm 2023. Ngoài ra, với việc tiếp tục thua lỗ trong 3 quý kinh doanh vừa qua, nhà sản xuất này đang ghi nhận lỗ luỹ kế lên tới 868 tỷ đồng, bằng 31% vốn điều lệ.
Pomina có lật ngược thế cờ?
Tại thời điểm cuối quý 3/2023 tổng tài sản của Pomina đạt 10.689 tỷ đồng, giảm nhẹ so với số đầu năm. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí xây dựng cơ bản với gần 5.800 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận ở mức 1.800 tỷ đồng, chiếm 16,8% tổng tài sản. Hàng tồn kho giảm 30%, còn gần 833 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp đã giảm tới 93% so với đầu năm, chỉ còn hơn 14 tỷ đồng.
Bên phía nguồn vốn, nợ phải trả tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm, lên mức 8.690 tỷ đồng. Tổng giá trị nợ vay là hơn 6.300 tỷ đồng, gồm 5.200 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 1.145 tỷ đồng nợ vay dài hạn.
Pomina lỗ sau thuế 647 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2023. Nguồn: BCTC POM
Chia sẻ với cổ đông tại Đại hội cổ đông gần đây, Chủ tịch Pomina Đỗ Duy Thái cho rằng đầu năm 2024, thị trường thép có thể khởi sắc nhờ đầu tư công. Tuy nhiên, tiêu thụ chỉ tăng từ 15-20% vì nhu cầu thép ở Việt Nam chủ yếu đến từ bất động sản.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản còn yếu, Pomina cũng đã có quyết định điều chỉnh giảm mục tiêu kinh doanh năm 2023 theo hướng thận trọng để phù hợp với diễn biến thị trường thực tế. Bên cạnh đó, hãng thép này lên kế hoạch tái cấu trúc chưa từng có.
Ban lãnh đạo Pomina cho biết khả năng hoạt động liên tục của công ty sẽ phụ thuộc vào khả năng tạo dòng tiền trong tương lai và sự hỗ trợ về mặt tài chính của ngân hàng cũng như nhà đầu tư chiến lược.
Trước đó, Pomina đã lên kế hoạch phát hành riêng lẻ hơn 70 triệu cổ phiếu (hơn 20% vốn điều lệ) cho hãng thép Nhật Bản là Nansei Steel với giá 10.000 đồng/cp.
Bên cạnh phát hành cổ phiếu riêng lẻ, Pomina cũng dự tính chuyển nhượng một phần vốn tại Công ty TNHH Pomina 3, đồng thời vay vốn tại ngân hàng BIDV với hạn mức tín dụng hơn 699 tỷ đồng.
Để được vay vốn, doanh nghiệp này sẽ thế chấp quyền sử dụng đất (thuê 30 năm và có diện tích 42.890 m2) tại lô M, Khu công nghiệp Sóng thần II, tỉnh Bình Dương, quyền sở hữu văn phòng, căn tin và nhà xưởng tại khu đất này, cùng với máy móc thiết bị và các tài sản khác.
Với số tiền thu về, Pomina sẽ khởi động lại lò cao và tái cấu trúc để tăng năng lực tài chính cho công ty và kỳ vọng phục hồi trong thời gian tới.
-
Năm 2023, Pomina đặt kế hoạch doanh thu 9.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 150 tỷ đồng nhưng hãng thép có trụ sở tại Bình Dương lại tiếp tục lỗ kỷ lục sau 9 tháng đầu năm với mức lỗ lên tới 647 tỷ đồng.
-
Công ty CP Thép Pomina công bố báo cáo tài chính quý 2, nợ phải trả gấp 4,2 lần vốn chủ sở hữu
Với việc kinh doanh dưới giá vốn, sản lượng tiêu thụ giảm mạnh cùng với chi phí lãi vay tăng cao đã khiến Pomina báo lỗ gần 350 tỷ đồng trong quý 2/2023, đánh dấu quý thua lỗ thứ 5 liên tiếp của doanh nghiệp này.
-
Đề án tái cơ cấu EVN đến năm 2025: Đặt mục tiêu có lãi, doanh thu tăng 7-10%
Đề án tái cơ cấu đặt mục tiêu đưa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thành tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi, với tăng trưởng doanh thu bình quân 7-10%.
-
Công ty sản xuất nhựa lớn nhất miền Nam với 4 nhà máy và hơn 1.300 lao động báo lãi tăng mạnh, có hơn 2.200 tỷ gửi ngân hàng
Trong quý 3/2024, Nhựa Bình Minh ghi nhận 1.407 tỷ đồng doanh và 290 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 52% và 39% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Viglacera lập công ty con vốn 600 tỷ, chưa công bố lĩnh vực kinh doanh
HĐQT Tổng Công ty Viglacera - CTCP (Mã: VGC) vừa công bố nghị quyết thông qua việc phê duyệt đề án thành lập và việc góp vốn để lập CTCP Viglacera Phú Thọ.