Các nhà đầu tư nước ngoài đã chi khoảng 27,1 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 3,88 tỷ USD) vào thị trường bất động sản Trung Quốc từ đầu năm đến hết tháng 06/2020, báo cáo của Cushman & Wakefield cho biết. Tức là mỗi tháng trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc chỉ thu hút khoảng 4,52 tỷ Nhân dân tệ, thấp hơn nhiều so với mức 6,76 tỷ Nhân dân tệ và 8 tỷ Nhân dân tệ đạt được trong năm 2019 và 2018.
Alvin Yip, người phụ trách theo dõi các thị trường vốn vào Trung Quốc và Hồng Kông tại Cushman & Wakefield, cho biết: “Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ đã thực sự làm tổn thương tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài. Một số người trong đó còn quá lạ lẫm với những bất ổn chính trị như vậy. Tình trạng không chắc chắn này khiến họ do dự về việc tăng lượng đầu tư vào thị trường”.
Mối quan hệ Mỹ-Trung đang tan vỡ sau hai năm chiến tranh thương mại và dần lan sang chiến tranh công nghệ, trong khi căng thẳng ngoại giao ngày càng sâu sắc đã dẫn đến việc đóng cửa đột ngột lãnh sự quán của các bên ở Houston và Thành Đô vào tháng trước. Những mâu thuẫn mới nhất đang đổ dồn vào TikTok, ứng dụng video cực kỳ phổ biến thuộc sở hữu của công ty công nghệ Trung Quốc mang tên ByteDance.
Tâm lý nguội lạnh của nhà đầu tư cũng xuất phát từ sự sụt giảm ở mức kỷ lục của nền kinh tế Trung Quốc trong quý đầu tiên do đại dịch Covid-19, khiến tỷ lệ văn phòng bỏ trống ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến lên mức cao nhất mọi thời đại trong khi giá thuê mặt bằng bán lẻ tại các trung tâm mua sắm tiếp tục đi xuống nhanh chóng. Nền kinh tế Trung Quốc chỉ dần phục hồi vào quý 2/2020 ở mức 3,2%.
“Một số nhà đầu tư, ví dụ như các quỹ có trụ sở tại Mỹ hoặc Anh, những người không quen thuộc với sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế dựa vào tiêu dùng của Trung Quốc, giờ chỉ đang ngồi yên quan sát tình hình”, Yip nói.
Yip nói thêm rằng các lệnh cấm đi lại và biện pháp cách ly cũng đã ảnh hưởng đến các khoản đầu tư có giá trị ban đầu lớn. Dù công nghệ khiến quá trình đầu tư thuận lợi hơn trong khi dịch bệnh vẫn tiếp diễn, quyết định cuối cùng vẫn chỉ có thể đưa ra sau khi nhà đầu tư trực tiếp xem xét dự án”, ông nói thêm.
Mặc dù tốc độ giao dịch chậm hơn, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn cho thấy sự hứng thú đối với các thành phố như Thâm Quyến, nơi được coi là Thung lũng Silicon của Trung Quốc và là quê hương của một số đại gia công nghệ nổi tiếng nhất Trung Quốc như Tencent, Huawei và ZTE.
Yip cho biết: “Các khu công nghiệp và văn phòng liên tục được săn đón tại Thâm Quyến, do các công ty trong lĩnh vực công nghệ - thường nhận được sự ủng hộ từ chính phủ - đổ xô vào khởi nghiệp hoặc mở rộng hoạt động ở thành phố này. Chúng tôi nhận thấy các khu công nghiệp lớn tại Thâm Quyến có tỷ lệ lấp đầy lên tới 90%”.
Người nước ngoài tham gia vào 1/3 lượng giao dịch bất động sản tại Thâm Quyến trong nửa đầu năm nay, so với 14% trong năm 2019 theo ước tính của Cushman & Wakefield. Xu hướng này có thể tiếp tục với sự tham gia của các quỹ đầu tư tín thác bất động sản (REIT).
Stanley Ching, Giám đốc điều hành cấp cao của công ty quản lý đầu tư CITIC Capital cho biết: “Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn quan tâm đến bất động sản thương mại ở Trung Quốc, đặc biệt là ở các thành phố cấp một. Việc phê duyệt các quỹ REIT sẽ hồi sinh thị trường bất động sản”.
Trung Quốc đã triển khai một chương trình thí điểm liên quan tới quỹ REIT vào ngày 30/04 năm nay, sau hơn một năm lấy ý kiến công khai. Chương trình này sẽ cho phép các quỹ tương hỗ của Trung Quốc phát hành chứng chỉ quỹ REIT và mua bán chúng như cổ phiếu trên các sàn giao dịch tại nước này.
Chương trình thí điểm này có vẻ ưu tiên các dự án cơ sở hạ tầng phụ thuộc vào nguồn vốn và có thời gian hoàn vốn dài, thay vì các loại hình bất động sản điển hình hơn như trung tâm mua sắm, văn phòng, khách sạn và nhà cho thuê.
Ching cho biết: “Thông thường, trung tâm mua sắm và văn phòng là những thành phần quan trọng của quỹ REIT ở các thị trường khác, chẳng hạn như Hồng Kông và Singapore. Tại Trung Quốc, trong tương lai, chúng ta sẽ chứng kiến sự tham gia mạnh mẽ hơn nữa của các loại hình bất động sản mà phù hợp với các quỹ REIT niêm yết và giao dịch trên thị trường”.
-
Tại sao nhà đầu tư Trung Quốc đổ tiền vào bất động sản Đông Nam Á?
CafeLand - Khi thị trường đầu tư bất động sản truyền thống ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Canada và Úc gần như bão hòa, các nhà đầu tư của Trung Quốc đã bắt đầu chú ý nhiều hơn đến các nước Đông Nam Á, đặc biệt là các thị trường mới nổi.
-
Tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Country Garden báo lỗ kỷ lục trong năm 2023-2024
Sau nhiều tháng trì hoãn công bố báo cáo tài chính, "gã khổng lồ" bất động sản Trung Quốc Country Garden Holdings cuối cùng đã hé lộ khoản lỗ khổng lồ gần 175 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 23,8 tỷ USD) trong năm 2023, gấp gần 30 lần so với năm trước đó...
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...