CafeLand - Thu nhập từ công việc chính bị giảm sút, những ảnh hưởng không lường trước được từ đại dịch Covid-19 đang đẩy nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ vào cảnh dở khóc dở cười.

Chưa kịp vui đã buồn

Ra trường đi làm gần chục năm, anh Luật (ngụ tại quận Tân Bình, TPHCM) đã dành dụm được một số vốn nhỏ trong tay, đã mạnh dạn đầu tư vào kinh doanh phòng trọ theo mô hình thuê nhà nguyên căn hoặc nguyên dãy trọ rồi cho thuê lại.

Năm 2018, anh Luật nhường căn nhà nhỏ đang sống ở quận Tân Bình cho gia đình em trai sống cùng với ba mẹ, bắt đầu tìm thuê nhà có vị trí đẹp để mở spa mini cho vợ, vừa làm nơi sinh sống của gia đình.

Vợ chồng anh quyết định thuê lại một căn nhà tại quận Thủ Đức, gần khu làng đại học. Căn nhà có bảy phòng trọ, với giá thuê khoảng 20 triệu đồng/tháng. Sau khi thuê lại từ chủ, anh sửa sang và cho thuê lại với giá 2,5-3 triệu đồng/phòng tùy diện tích.

Mỗi tháng sau khi trừ chi phí, anh lãi được khoảng 5-7 triệu đồng, tương đương với giá thuê mặt tiền để gia đình mở spa.

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến rất nhiều người, trong đó có các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Làm ăn ổn định được hơn nửa năm, anh Luật tiếp tục thuê thêm một căn nhà bên cạnh cũng với quy cách tương tự, tận dụng mặt tiền để mở cửa hàng giặt ủi, phần còn lại cho thuê lại kiếm lời. Với phần chênh lệch từ việc thuê nhà rồi cho thuê lại, gần như gia đình anh không phải trả tiền cho cả hai mặt bằng kinh doanh của gia đình.

Thế nhưng những ngày vui chưa được bao lâu, từ đầu năm đến nay, anh Luật đang đối diện với vô vàn khó khăn khi đại dịch Covid-19 bất ngờ ập đến.

Cả spa và cửa hàng giặt ủi đều vắng khách, khách thuê nhà trước giờ là sinh viên, công nhân đang học tập làm việc lân cận đều lần lượt trả phòng về quê. Từ chỗ các phòng gần như luôn lấp đầy, hiện nay phòng trồng đã lên đến 60-70%.

Việc tìm khách mới cũng không mấy dễ dàng trong khi tiền thuê nhà vẫn phải đóng đều hàng tháng cho chủ nhà khiến anh Luật như ngồi trên đống lửa. “Tình cảnh này kéo dài chắc mình phải đàm phán chỉ giữ lại hai mặt tiền để làm ăn, còn trả lại các phòng trọ vì không thuê nổi nữa”, anh Luật nói.

Covid thổi bay giấc mơ nhà chung cư

Không đứng trước tình thế khó khăn như anh Luật, chị Như Mai - nhân viên của một công ty truyền thông tại quận 3, TP.HCM - cũng đành chấp nhận bán tháo căn hộ chung cư mình mua tại quận 7 từ cuối năm 2018.

Giá mua tại thời điểm đó đã là 2,1 tỉ đồng. Chị Mai có vay ngân hàng hơn phân nửa, lên kế hoạch chờ đến khi bàn giao nhà sẽ bán chốt lời. Nhưng sau hơn một năm rưỡi chờ đợi, chị Mai đành rao bán vì không đủ khả năng để đóng tiếp theo tiến độ khi thu nhập sụt giảm hơn 30% do ảnh hưởng dịch bệnh.

Dù đã giảm đi lợi nhuận kỳ vọng, trừ đi phần lãi suất đã đóng cho ngân hàng, nhưng mấy tháng nay, chị đăng tin bán căn hộ trên Facebook mà vẫn chưa tìm được khách. Đem căn hộ gửi môi giới bán thì mãi cũng chưa ra hàng được vì người mua lo ngại dịch bệnh, cũng không mặn mà việc đi xem nhà.

Nhiều nhà đầu tư tỏ ra e dè hơn trước những quyết định và có tâm lý chờ đợi những thông tin rõ ràng hơn. Ảnh minh họa - Thanh Thịnh

Chị Như, anh Luật chỉ là hai trong nhiều trường hợp nhà đầu tư đang “mắc cạn” do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Trong một báo cáo mới đây, Savills dự báo, hoạt động đầu tư bất động sản sẽ tiếp tục suy trì ở mức thấp hơn nhiều so với trước khi đại dịch diễn ra cho tới cuối năm 2020, bởi nhà đầu tư chờ đợi những thông tin rõ ràng hơn.

Tuy nhiên, tốc độ suy giảm của hoạt động đầu tư bất động sản vẫn chưa nghiêm trọng như thời điểm bắt đầu khủng hoảng kinh tế nửa đầu năm 2008, khi hoạt động đầu tư giảm tới 49% và tiếp tục rơi cho tới giữa năm 2009.

Tổng giám đốc Công ty đầu tư bất động sản Việt An Hòa, ông Trần Khánh Quang, dự báo làn sóng Covid-19 thứ hai cùng với biến động giá vàng tăng, lãi suất hạ khiến tâm lý của nhà đầu tư bất động sản trong những tháng còn lại của năm 2020 bị dao động mạnh.

“Nhà đầu tư sẽ có hai xu hướng chính. Đó là gửi gửi tiền vào các tài sản không bị mất giá hoặc duy trì lượng tiền mặt để phòng thủ”, ông Quang cho biết.

Theo ông Quang, phải chờ đến cuối năm 2021, nếu vượt qua được các áp lực của những tháng đầu năm, thị trường có thể từng bước cải thiện giao dịch và biến chuyển tích cực hơn trong năm 2022.

  • Nhà đất đang bị bán tháo trong mùa dịch?

    Nhà đất đang bị bán tháo trong mùa dịch?

    Cafeland - Thị trường trầm lắng, lại chịu thêm tác động từ dịch Covid-19 khiến một số người phải bán lại bất động sản để giảm áp lực tài chính. Động thái này khiến một số người khái quát thị trường, cho rằng đang có không ít nhà đất bị bán tháo. Nhưng các chuyên gia cho rằng, đây chỉ là hiện tượng cá biệt, không diễn ra một cách ồ ạt.

Diệu Trang
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...

  • Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...

  • Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.