Bỏ phố về quê
Năm 2017, với 700 triệu đồng tiền tiết kiệm, anh Nguyễn Điệp (36 tuổi, Thanh Hóa) mua một căn hộ tại Đồng Nai. Đến năm 2019, căn hộ tăng giá lên 1,1 tỉ đồng, nhưng anh quyết định đợi thêm thời gian nữa. Và đến khoảng giữa năm 2020, căn hộ tiếp tục tăng giá lên 1,5 tỉ đồng, tức lãi gấp đôi.
Nhưng cũng với số tiền đó, bạn anh Điệp phải vay thêm ngân hàng hơn 500 triệu đồng mới đủ để mua một căn hộ tại quận 7 TP.HCM. Sau 2 năm căn hộ chỉ “nhích” giá lên 1,3 tỉ đồng, chưa bằng một nửa lợi nhuận so với căn hộ vùng ven mà anh Điệp đã đầu tư.
Giới chuyên gia cho rằng ở đâu hạ tầng giao thông và công nghiệp phát triển thì ở đó thị trường bất động sản sẽ tăng trưởng nhanh và bền vững.
Điển hình như tỉnh Đồng Nai là khu vực có nhiều dự án hạ tầng giao thông liên kết vùng quan trọng đi qua. Các dự án giao thông này có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần vào sự phát triển kinh tế của Đồng Nai nói riêng mà còn cả kinh tế khu vực phía nam nói chung.
Một số dự án đã và đang triển khai có thể kể đến như tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây; cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu… và nhất là dự án đường Vành đai 3.
Tương tự, hơn 10 năm làm “nhà buôn” chung cư tại TP.HCM, anh Hoàng Sang (38 tuổi, TP.HCM) thường dành một nửa vốn đầu tư căn hộ trung tâm và một nửa cho căn hộ vùng ven. Nhưng kể từ giữa năm 2022, anh Sang quyết định chia vốn thành 70:30, phần nhiều dành cho căn hộ tại vùng ven. Bởi tiềm năng thanh khoản trong tương lai.
Hay như chị Cao Mai (32 tuổi, quận 6, TP.HCM) vừa có thêm 500 triệu đồng lợi nhuận từ căn hộ chị mới mua cách đây 6 tháng ở Bình Dương. Căn hộ rộng 55m2 với mức giá ban đầu là 1,7 tỉ đồng. Chỉ trong vòng nửa năm giá căn hộ đã tăng lên 2,2 tỉ đồng. Trước đó, chị có một căn hộ tại quận 6, nhưng vì thấy chật chội, lại không có dấu hiệu tăng giá nên chị mới chuyển hướng “bỏ phố về quê”.
Xu hướng “bỏ phố về quê” này của các nhà đầu tư cũng kéo theo hoạt động gia tăng quỹ đất tỉnh lẻ của các “ông lớn” bất động sản về các khu vực lân cận hay giáp ranh TP.HCM, Hà Nội, có thể kể đến như Novaland, Ecopark, Nam Long hay Hưng Thịnh… đều sở hữu trong tay danh mục quỹ đất vùng ven rộng lớn.
Bất động sản vùng ven với ưu điểm là quỹ đất lớn, hạ tầng đồng bộ.
Cần lưu ý gì khi đầu tư bất động sản vùng ven
Theo các chuyên gia, bất động sản vùng ven “nóng"lên bởi hai yếu tố chính là quỹ đất và cơ sở hạ tầng. Quỹ đất đầu tư vào khu vực trung tâm trở nên khan hiếm, cùng với chính sách siết chặt và giãn dân từ trung tâm ra các vùng lân cận thành phố. Ngoài ra, hệ thống hạ tầng giao thông khu vực ngoại thành và các tỉnh lân cận đã được khơi thông và phát triển trên diện rộng. Đây được coi là cơ hội không thể bỏ qua cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, khác với các dự án tại TP.HCM, một số tỉnh ở ngoại thành thường tập trung sinh sống gần các khu vực như trung tâm hành chính tỉnh, khu tập trung gần các khu chợ, khu công nghiệp….Vì vậy, nếu có ý định đầu tư bất động sản vùng ven, nhà đầu tư nên chọn những khu vực đông dân cư để dễ dàng chuyển nhượng.
Hơn nữa, hầu hết các khoản đầu tư ở bất động sản sẽ có diện tích đất lớn nên tính thanh khoản phải cao để bán lại nhanh chóng. Vì vậy, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về địa lý, vị trí, tập quán kinh doanh mua bán nhà đất tại các tỉnh thành dự định đầu tư trước khi quyết định mua, tránh tình trạng “ôm bom”.
Mặt khác, hiện nay tại TP.HCM, những dự án căn hộ có giá 30-35 triệu đồng/m2 đã biến mất, nhưng chỉ cần đi ra khỏi địa phận thành phố một chút thì không thiếu những dự án có mức giá này. Thậm chí, nhiều dự án có chất lượng công trình, tiện ích còn tốt hơn với nhiều dự án cao cấp hạng B ở TP.HCM và từ đó khả năng thanh khoản cũng tốt hơn.
Giới chuyên gia nhận định dù thành phố hay nông thôn, thì bất động sản phục vụ nhu cầu ở thực vẫn là vũ khí sắc bén nhất, cho thanh khoản tốt nhất, cho lợi nhuận ổn định nhất.
-
Người dân ồ ạt chuyển kênh giữ tiền, bất động sản vùng ven đón sóng
Trước nguy cơ lạm phát tăng cao, giới đầu tư tìm đến các kênh trú ẩn để tránh dòng tiền bị trượt giá. Điều này lý giải nguyên nhân thời gian qua nhiều người ồ ạt rút tiền đi mua bất động sản, trong đó đất nền vùng ven được ưu tiên lựa chọn.
-
Có 2 tỉ đồng, nên đầu tư đất nền vùng ven hay mua nhà chung cư?
Giới chuyên gia cho rằng 2 tỉ đồng là một số tiền lớn, nhưng lại không đáng kể nếu đầu tư vào bất động sản ở thời điểm hiện tại. Những nhà đầu tư có kinh nghiệm khuyến cáo không nên sử dụng đòn bẩy tài chính mà nên lựa chọn các sản phẩm vừa túi tiền.
-
Sắp thanh tra hoạt động kinh doanh bất động sản tại 10 tỉnh thành
Các tỉnh, thành nằm trong danh sách thanh tra trong năm 2023 của Bộ Xây dựng gồm Thái Nguyên, Thái Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang, Lạng Sơn, Bắc Giang và Bình Phước.
-
Hết “sóng”, nhà đầu tư bất động sản vỡ mộng vì mắc cạn ở đất tỉnh
Sau khoảng thời gian “sốt nóng” khiến giá đất tăng chóng mặt thì nay thị trường bất động sản ở nhiều tỉnh thành rơi vào trầm lắng, thanh khoản lao dốc. Nhiều nhà đầu tư đang có nguy “cơ chết chìm” khi chấp nhận cắt lỗ nhưng vẫn không tìm được người m...
-
Cần lưu ý gì khi đầu tư bất động sản vùng ven?
Trong khi nguồn cung nhà đất ở các thị trường lớn như TP.HCM sụt giảm mạnh và giá tăng cao thì các tỉnh lân cận được xem là điểm dừng chân của nhiều nhà đầu tư. Nhưng đầu tư ở vùng ven không phải “đánh là thắng” mà cần lưu ý nhiều yếu tố mới chọn đượ...