Theo chuyên gia, nếu nhà đầu tư “đu đỉnh” thì cứ bình tĩnh.
Ông Đào Minh Châu, Phó Giám đốc phân tích cổ phiếu SSI Research, cho biết khi đầu tư, cần xác định chúng ta là nhà đầu tư như thế nào. Ví dụ như định giá về cổ phiếu, mức chiết khấu thế nào là đủ lớn, yêu cầu lợi nhuận ra sao.
Nếu là một nhà đầu tư ngắn hạn, chúng ta phải nhìn vào xu thế thị trường. Như giai đoạn trước thị trường tăng mạnh, nhà đầu tư hoàn toàn có thể để một danh mục 100% cổ phiếu, khi xác định thị trường sideway (giá chứng khoán đi ngang trong biên độ ổn định, không hình thành xu hướng – PV) thì chúng ta có thể giảm tỷ trọng cổ phiếu hoặc không đầu tư margin (giao dịch ký quỹ chứng khoán), nếu thị trường xuống thì lại càng phải giảm tỷ trọng hơn nữa.
Một điều quan trọng nữa được ông Châu nhấn mạnh là chúng ta mua cổ phiếu vì lý do gì thì phải bán vì lý do đấy. Nếu mua vì đồ thị giá đang đẹp, thì khi đồ thị giá không đúng theo xu hướng kỳ vọng (phá hỗ trợ) nữa thì chúng ta cần phải bán.
Nếu mua vì yếu tố cơ bản ví dụ như cổ phiếu được hưởng lợi nhờ ngành hoặc lợi nhuận tăng trưởng cao 20-30% thì khi không còn tăng trưởng lợi nhuận nữa hoặc yếu tố hỗ trợ không còn nữa thì chúng ta bán.
“Trong giai đoạn này công tác quản trị rủi ro cần được ưu tiên. Những khoản lỗ mà cắt càng nhanh thì càng dễ dàng hơn và càng dễ gỡ gạc lại hơn. Nếu xác định lý do mua cổ phiếu bị sai thì nên ưu tiên công tác quản trị rủi ro càng sớm càng tốt”, ông Châu khuyên.
Liên quan đến chuyện cơ cấu lại danh mục, ông Huỳnh Minh Tuấn, Nhà sáng lập Công ty cổ phần FIDT, cho rằng nếu nhà đầu tư đang lỗ 60-70% thì thậm chí đợi một chu kỳ tăng giá tiếp theo cũng chưa chắc về vốn.
Trường hợp nhà đầu tư đang dùng đòn bẩy thì nên hạ margin để đưa danh mục về trạng thái không bị công ty chứng khoán ép bán (force sell) nữa.
Theo ông Tuấn, nếu còn trẻ dưới 30 tuổi, nhà đầu tư nên nâng cao hiệu suất công việc của bản thân, đẩy mạnh thu nhập chính để bù đắp cho khoản lỗ của danh mục, không nên phát sinh tâm lý vội vàng gỡ lại số tiền đã lỗ.
“Vì khi vội vàng, bạn càng có rủi ro thua lỗ nặng hơn. Nhà đầu tư cần chấp nhận rằng chúng ta thất bại ở giai đoạn đầu tư này”, ông Tuấn nói.
Chuyên gia này nói thêm, chúng ta cần rút bài học sau đó vào chờ chu kỳ mới, chờ sự bùng nổ trở lại của nền kinh tế chứng khoán và làm lại.
“Trong 20 năm tôi làm trong lĩnh vực chứng khoán, tôi đã chứng kiến được ba con sóng lớn. Trong những con sóng đó, việc nhà đầu tư x5 x10 tài khoản là điều bình thường”, ông Tuấn cho biết.
Còn theo TS. Đinh Thế Hiển, các quỹ đầu tư chọn danh mục dựa trên một bộ phương trình, sau đó chọn ra ví dụ 5 trên 10 cổ phiếu đáp ứng những phương trình đó và tương ứng số vốn họ có thể đầu tư.
Khi gặp vấn đề cơ cấu, các quỹ chạy lại phương trình đó để đánh giá các cổ phiếu nào không còn đạt điểm cao thì được đẩy ra và đưa cổ phiếu khác đạt điểm vào.
Về tỷ trọng tiền - chứng khoán, ông Hiển cho biết khi thị trường tốt thường chúng ta giữ 10% tiền mặt. Nếu thị trường dự báo xấu có thể duy trì 30% tiền mặt phòng thủ, bởi thị trường xấu nhưng vẫn sẽ có những cổ phiếu tốt.
“Nếu nhà đầu tư “đu đỉnh” thì cứ bình tĩnh, bởi thực tế là khó có ngành nào kiếm tiền nhanh như chứng khoán. Chúng ta có thể tích lũy thêm từ thu nhập chính và chờ cơ hội tốt hơn”, ông Hiển nói.
-
Nhóm cổ phiếu thép sẽ phục hồi vào quý 4/2022?
Nguồn cung bất động sản hồi phục và chính sách đẩy mạnh đầu tư công được dự báo sẽ là động lực lớn giúp thúc đẩy cổ phiếu ngành thép giai đoạn cuối năm 2022.
-
Vinhomes chính thức hủy đăng ký gần 247 triệu cổ phiếu VHM từ 17/12
Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) đã thông báo về việc hủy đăng ký cổ phiếu của Công ty CP Vinhomes (mã chứng khoán VHM) do giảm vốn điều lệ.
-
"Chê" PwC không đáp ứng yêu cầu, Novaland “chia tay” sau 9 năm hợp tác
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán NVL) công bố thông tin về việc thay đổi đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2024.
-
Vì sao Vinhomes tách công ty khu công nghiệp vốn điều lệ 18.500 tỷ đồng thành 3 đơn vị?
Công ty Cổ phần Vinhomes (mã chứng khoán VHM) đã công bố việc thành lập thêm hai công ty con mới trên cơ sở tách ra Công ty CP Đầu tư Khu Công Nghiệp Vinhomes. Việc này nhằm giúp Vinhomes tổ chức lại các công ty con....