Nếu thị trường Việt Nam được chính thức nâng hạng từ tháng 9/2025 thì năm 2025 là giai đoạn phù hợp để nhà đầu tư tích lũy những cổ phiếu hưởng lợi từ câu chuyện nâng hạng.
Việt Nam có thể hút hơn 600 triệu USD từ các quỹ chỉ số
Theo Mirae Asset ựa trên tỷ trọng 0,7%, riêng Vanguard FTSE Emerging Markets ETF – quỹ ETF theo dõi chỉ số FTSE có quy mô gần 83 tỷ USD – có thể giải ngân khoảng 581 triệu USD vào cổ phiếu Việt Nam.
Tổng hợp nhiều quỹ ETF sử dụng FTSE Emerging Markets Index làm tham chiếu, Mirae Asset ước tính dòng tiền có thể đổ vào thị trường Việt Nam lên tới 622 triệu USD (tương đương gần 15.900 tỷ đồng). Con số thực tế có thể cao hơn nhờ dòng vốn chủ động và các nhà đầu tư tổ chức bên ngoài rổ chỉ số.
Tiền lệ từ các thị trường đi trước
Theo quan sát của Mirae Asset, các thị trường được FTSE nâng hạng trong quá khứ đều ghi nhận đà tăng đáng kể từ 1 đến 2 năm trước thời điểm chính thức được đưa vào rổ chỉ số. Thị trường Qatar tăng hơn 45% từ tháng 9/2013 đến 9/2014; Saudi Arabia tăng hơn 23% từ tháng 3/2017 đến 3/2018; Romania tăng 18% từ tháng 9/2018 đến 9/2019
Với Việt Nam, Mirae Asset cho rằng, nếu được chính thức nâng hạng vào tháng 9/2025, thì năm nay có thể là giai đoạn thích hợp để tích lũy các cổ phiếu dẫn dắt, đặc biệt trong bối cảnh vĩ mô thuận lợi và kỳ vọng dòng tiền ngoại gia tăng.
Nhóm cổ phiếu nào hưởng lợi?
Danh sách các cổ phiếu có thể được lựa chọn vào rổ FTSE Secondary Emerging sẽ cần đáp ứng các điều kiện như: vốn hóa lớn, thanh khoản cao và tỷ lệ sở hữu nước ngoài còn nhiều dư địa.
Một số cổ phiếu tiềm năng theo đánh giá của Mirae Asset bao gồm: HPG, VIC, VHM – những mã dẫn đầu về vốn hóa và còn nhiều dư địa cho nhà đầu tư nước ngoài; SSI, VND, VCI, VIX – đại diện cho nhóm chứng khoán với quy mô vốn hóa lớn và thanh khoản dồi dào; cùng với VNM, MSN, DGC, FPT thuộc nhóm ngành tiêu dùng, công nghệ và hóa chất, đều có tỷ lệ sở hữu nước ngoài chưa bị lấp đầy.
Trong đó, ngành chứng khoán được nhận định sẽ hưởng lợi rõ nét nhất nếu thị trường nâng hạng thành công, nhờ vào dòng tiền ngoại gia tăng kéo theo thanh khoản thị trường cải thiện mạnh, đồng thời tâm lý nhà đầu tư trở nên tích cực, thúc đẩy dư nợ margin và hoạt động tự doanh tăng trưởng mạnh mẽ.
Theo Mirae Asset, trong các kỳ nâng hạng trước đây, cổ phiếu ngành chứng khoán của các nước đều bứt phá mạnh trong và sau giai đoạn nâng hạng chính thức.
Về dài hạn, Mirae Asset cho rằng, trong ngắn hạn, các thị trường trước thời điểm nâng hạng chính thức thường ghi nhận mức tăng tốt. Vì vậy, nếu thị trường Việt Nam được chính thức nâng hạng từ tháng 9/2025 thì năm 2025 là giai đoạn phù hợp để nhà đầu tư tích lũy những cổ phiếu hưởng lợi từ câu chuyện nâng hạng.
Bên cạnh đó, về mặt dài hạn sau thời điểm giải ngân chính thức (cách 6 tháng tới 1 năm so với thời điểm chính thức có thông tin nâng hạng), vốn hóa thị trường ở đa số các thị trường đã được nâng hạng trong quá khứ đều cho thấy mức tăng trưởng tốt tới thời điểm hiện tại.
-
Nỗ lực nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9/2025
Theo ông Hà Duy Tùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nếu xét về hệ thống pháp lý, về cơ bản đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam đáp ứng được các tiêu chí của tổ chức quốc tế về nâng hạng thị trường. Tuy nhiên, việc xét hạng thị trường còn phụ thuộc vào trải nghiệm của nhà đầu tư cũng như là đánh giá thực tế....
-
Gỡ dần 'nút thắt', kỳ vọng nâng hạng chứng khoán vào tháng 9.2025
Để chinh phục thành công kỳ nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) vào tháng 9.2025, Việt Nam đang nỗ lực đồng bộ cải cách từ công nghệ đến khung pháp lý.
-
UBCKNN triển khai loạt giải pháp đáp ứng các tiêu chí nâng hạng thị trường chứng khoán
Theo thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), thời gian vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý, đồng thời phối hợp tích cực với các Bộ, ngành liên quan quyết liệt triển khai các giải pháp nhằm từng bước đáp ứng các tiêu chí của các tổ chức đánh giá xếp hạng thị trường hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam từ cận biên lên mới nổi.







