17/08/2020 1:15 PM
CafeLand - Conor Dougherty, phóng viên chuyên về mảng nhà ở và kinh doanh của New York Times, đã bày tỏ quan điểm cá nhân về nguy cơ khủng hoảng nhà ở trên khắp nước Mỹ, cùng những trăn trở đối với các vấn đề đã tồn tại dai dẳng trong lĩnh vực này nhiều năm qua.

Khoản trợ cấp thất nghiệp trị giá 600 đô la một tuần của chính quyền liên bang Mỹ đã hết hiệu lực vào ngày 31/07 vừa qua. Các cuộc đàm phán giữa Nhà Trắng và Đảng Dân chủ về những khoản cứu trợ mới liên quan đến đại dịch vẫn đình trệ. Trong khi đó, động thái của Tổng thống Trump nhằm tiếp tục cung cấp một phần trợ cấp cho người dân vẫn chưa rõ ràng về mặt pháp lý do thiếu sự phê chuẩn của Quốc hội. Các chuyên gia về nhà ở nhận định rằng nếu không có khoản trợ cấp mới từ liên bang, Mỹ có thể đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhà ở và sự đứt gãy thị trường lớn nhất kể từ giai đoạn suy thoái.

Trước đại dịch, tôi đã có rất nhiều bài viết về tình trạng mất an ninh nhà ở tại Mỹ. Nhà ở vẫn là một vấn đề lớn của chúng ta trong nhiều thập kỷ qua. Tính trung bình, cứ bốn khách thuê thì có một người phải dành hơn 50% thu nhập trả tiền thuê nhà. Những người trẻ tuổi làm công ăn lương không có cơ hội mua nhà. Mỗi năm tại Mỹ có một triệu vụ trục xuất khách thuê ra khỏi nhà và khoảng nửa triệu người vô gia cư. Vì vậy, tôi muốn tập trung nhìn nhận vấn đề nhà ở dưới nhiều phương điện như: Tại sao các chương trình của liên bang không bảo vệ được nhiều người dân như chúng đáng ra phải thế? Tại sao việc xây nhà thu nhập thấp lại gặp khó khăn?

Nhiều phóng viên đã phải hoãn lại rất nhiều dự án dài hạn do đại dịch. Nhưng đối với tôi thì ngược lại. Những vấn đề tôi vẫn viết trong nhiều năm qua trở nên tồi tệ hơn trước rất nhiều. Câu chuyện không còn là làm sao để cải thiện vấn đề nhà ở cho người dân, mà lại quay về điều cơ bản nhất: Làm thế nào để người dân không bị đuổi ra khỏi nhà?

Nguy cơ bùng phát các cuộc khủng hoảng nhà ở tại Mỹ

Các chuyên gia về nhà ở từng cho rằng những cuộc trục xuất người dân ra khỏi nhà sẽ căng thẳng ngay từ khi đại dịch bắt đầu. Nhưng điều đó đã không xảy ra bởi các biện pháp kích thích kinh tế về cơ bản đã phát huy tác dụng. Dù dịch bệnh thực sự đáng ngại, nhưng khoản trợ cấp 600 đô la hàng tuần, khoản hỗ trợ 1.200 đô la nhận một lần cùng tất cả các lệnh cấm chủ nhà không được đuổi khách thuê ra khỏi nhà được đa số các bang, chính quyền liên bang, và hàng loạt thành phố thông qua đã giúp đảo chiều cuộc khủng hoảng.

Nhưng giờ thì tấm lưới bảo vệ này không còn nữa, và người dân lại đang rơi xuống vực sâu. Câu hỏi đặt ra là: Liệu chúng ta có thể sửa chữa tấm lưới đủ nhanh để kịp cứu họ hay không?

Chúng ta đang ở đỉnh điểm của một cơn ác mộng chưa từng có từ trước đến nay. Khoản trợ cấp 600 đô la hàng tuần là mấu chốt, có lẽ là điều quan trọng nhất và duy nhất, có thể ngăn chặn làn sóng trục xuất. Bởi nó quyết định việc người dân có trả được tiền thuê nhà hay không. Nếu không có gói trợ cấp này, tình hình sẽ xấu đi rất nhanh.

Một số chuyên gia cho rằng 30 triệu đến 40 triệu người tại Mỹ có nguy cơ sẽ bị đuổi ra khỏi nhà. Các dự báo hiện tại đều quá tối tăm, và chúng ta có thể đang tính toán quá mức nhưng lại không đánh giá được mức độ tồi tệ của những con số này, dù chỉ một phần nhỏ. Bởi nếu số vụ trục xuất tăng lên hai hoặc ba triệu, con số đó vẫn tăng gấp đôi hoặc gấp ba lần các số liệu hiện tại.

Tôi thực sự cho rằng cuộc khủng hoảng của làn sóng chuyển chỗ ở - tức là mọi người chỉ thu dọn đồ đạc và rời tới nơi khác - có thể còn tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng trục xuất. Vì vậy, nếu chỉ nhìn vào số vụ trục xuất khách thuê thì không thể hiểu được sự sụp đổ thực sự của thị trường nhà ở tại Mỹ.

Nguy cơ bùng phát các cuộc khủng hoảng nhà ở tại Mỹ

Mất an ninh nhà ở là một trong những khoản chi nhẹ nhàng nhất đối với quốc gia này. Chúng ta dành tất cả số tiền trên để cố gắng mang lại cho mọi người sự chăm sóc sức khỏe và giáo dục tốt hơn. Nhưng nếu mọi người chẳng phải lo lắng về nhà ở, thì sức khỏe và kết quả giáo dục của họ sẽ còn tốt hơn nhiều.

Nhà ở tại Mỹ hiện nay là sự chắp vá của chính sách liên bang, tiểu bang và địa phương, và là sự kết hợp giữa ngân hàng và các chủ đầu tư. Vì vậy, thật khó đưa ra được những chính sách phù hợp để giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở, do không bên nào thực sự nắm quyền kiểm soát. Và chỉ cần một cú huých nhẹ cũng đủ kéo theo hàng loạt thay đổi khác lớn hơn.

Ở quy mô nhỏ, câu chuyện của chủ nhà và người thuê nhà thực sự là một và đều giống nhau. Phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Mỹ sở hữu rất nhiều “nhà ở giá rẻ xuất hiện tự nhiên”, nghĩa là những căn nhà có giá thuê thấp hơn thị trường nhưng lại không nhận được sự trợ giá từ liên bang. Nếu bạn là người có thu nhập vừa phải và không đủ điều kiện tham gia một số chương trình trợ cấp nhất định hoặc bạn là người nhập cư, những căn nhà dạng này sẽ là tất cả đối với bạn.

Nếu người thuê nhà không trả được chi phí, các chủ nhà nhỏ sẽ không thể tiếp tục kinh doanh và khi đó, các công ty lớn hơn sẽ nhận cho thuê ngôi nhà. Chúng ta đã mất hàng triệu căn nhà dạng này trong thập kỷ qua: Một phần nhỏ trong số đó rơi vào tình trạng hư hỏng hoặc bị phá bỏ, phần còn lại được bán để ở hoặc không còn ở mức người dân có thể chi trả được nữa.

Vì vậy trước mắt, chúng ta cần bảo tồn lượng nhà ở giá rẻ đang có. Nhưng về lâu dài, chúng ta cần xây dựng thêm nhiều nhà ở cho người dân.

Nhà ở cũng nên là một khoản đầu tư vào con người, thay vì được coi như chi phí cho một khối gạch đá để che mưa nắng. Nếu coi nhà ở là một thứ cần thiết, chúng ta sẽ nghĩ về nó như thực phẩm dùng hàng ngày. Nhưng nếu coi nhà ở như một khoản đầu tư, chúng ta sẽ bỏ qua vai trò của nó trong việc chăm sóc sức khỏe và an toàn cho cả gia đình. Vì vậy, hãy bắt đầu tự hỏi bản thân mình một cách thường xuyên hơn, rằng: “Sở hữu nhà ở thì mang lại lợi ích gì?”, và để bắt đầu thực sự sống trong chính ngôi nhà của mình.

  • Xây dựng nhà ở tích hợp công nghệ sạch phát triển mạnh

    Xây dựng nhà ở tích hợp công nghệ sạch phát triển mạnh

    CafeLand - Đại dịch Covid-19 đang thay đổi mọi khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt là những gì chúng ta muốn từ ngôi nhà của mình. Ngoài thiết kế và không gian, sự sạch sẽ của nhà ở hiện nay là điều tối quan trọng. Nhu cầu về việc áp dụng công nghệ mới không chỉ để làm sạch mà còn khử trùng không gian sống đang tăng cao.

Lam Vy (NYTimes)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.