Mới đây, Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Tổ chức tăng cường tài chính lâm nghiệp Emergent - Tổ chức điều phối của Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF) đã phối hợp tổ chức hội thảo chia sẻ thông tin về sáng kiến LEAF.
Đại diện Emergent tại Việt Nam cho biết, LEAF được thành lập tháng 4/2021 với mục tiêu chấm dứt nạn mất rừng thông qua cung cấp tài chính cho nỗ lực bảo vệ rừng nhiệt đới với quy mô từ 2,5 triệu ha trở lên.
LEAF là liên minh được 4 chính phủ gồm Anh, Mỹ, Na Uy và Hàn Quốc tài trợ và có hơn 25 tập đoàn đa quốc gia đang là thành viên có cam kết mạnh mẽ về giảm mất rừng. LEAF đang hướng đến xây dựng thị trường mua bán tín chỉ carbon rừng quy mô lớn và chất lượng cao. Đến nay, nguồn kinh phí cam kết đóng góp cho LEAF để thực hiện chi trả cho dịch vụ giảm phát thải từ rừng lên tới 1 tỷ USD.
Ảnh minh họa
Tại hội thảo, các bên tham gia công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26) ở Glasgow, Bộ NN-PTNT, Emergent đã ký ý định thư thiết lập hợp tác giữa Việt Nam và LEAF.
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Emergent/LEAF đã đồng ý đàm phán, ký kết thực hiện thỏa thuận mua bán giảm phát thải từ rừng Tây Nguyên và Nam Trung bộ. Dự kiến, trong giai đoạn 2022-2026, Việt Nam sẽ chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn CO2 với giá tối thiểu là 10 USD/tấn, tương đương 51,5 triệu USD.
Theo thống kê của Cục Lâm nghiệp, diện tích rừng tham gia chương trình bán tín chỉ carbon ở các khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ là 4,26 triệu ha, trong đó có 3,24 triệu ha rừng tự nhiên và 1,02 triệu ha rừng trồng.
Lãnh đạo Cục Lâm nghiệp cho biết, thời gian tới khi thỏa thuận mua bán phát thải chính thức được các bên ký kết thì các chủ rừng ở Tây nguyên, Nam Trung bộ sẽ có thêm nguồn thu nhập đáng kể để cải thiện sinh kế. Các địa phương sẽ có thêm nguồn lực để tái đầu tư cho công tác chăm sóc, bảo vệ rừng.
Trong tương lai, nếu mở rộng diện tích rừng tham gia vào thỏa thuận mua bán phát thải của LEAF, Việt Nam sẽ có thêm kênh huy động tài chính hiệu quả, giảm gánh nặng cho nguồn lực ở trong nước đầu tư vào trồng mới, chăm sóc, bảo vệ rừng.
Tín chỉ carbon là gì?Tín chỉ carbon là thuật ngữ chung cho tín chỉ có thể kinh doanh hoặc giấy phép đại diện cho 1 tấn CO2 hoặc khối lượng của khí nhà kính khác tương đương với 1 tấn CO2. Việc mua bán sự phát thải khí CO2 hay mua bán carbon trên thị trường được thực hiện thông qua tín chỉ. Thị trường carbon được bắt nguồn từ nghị định thư Kyoto của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu được thông qua năm 1997. Theo nghị định thư này, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết. Từ đó, trên thế giới xuất hiện loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính. Khí CO2 là khí nhà kính quy đổi tương đương của mọi khí nhà kính khác nên các giao dịch được gọi chung là mua bán, trao đổi carbon. Từ đó hình thành nên thị trường carbon hay thị trường tín chỉ carbon. |
-
Việt Nam đang có bao nhiêu công trình xanh đạt chuẩn?
Theo Bộ Xây dựng, tính đến hết quý 2/2023, số lượng công trình xanh của Việt Nam hiện mới đạt khoảng 300 công trình, với tổng diện tích khoảng trên dưới 7 triệu m2 sàn xây dựng.
-
Cơn sốt "vật liệu xanh" trong kiến trúc hiện đại
Việc sử dụng vật liệu xanh, vật liệu thông minh, lối kiến trúc phù hợp sẽ góp phần giảm độ “nóng” về phát triển cho các công trình đô thị.
-
Vật liệu xanh: Xu hướng tất yếu của tương lai?
Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển ngành vật liệu xây dựng xanh nhờ vào nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, tiềm năng tái chế các loại vật liệu và nhu cầu tăng cao từ xu hướng toàn cầu....
-
Sản xuất thành công đá nung kết vân trong xương
Đá nung kết vân trong xương được sản xuất trên dây chuyền Continue+ hiện đại của Sacmi (Italia) với kích thước 1.620 x 3.310mm. Đây là giải pháp vật liệu ốp lát tại các vị trí cần độ ma sát mài mòn cao và bền vững để vượt lên sự khắc nghiệt của môi t...
-
Ngành xây dựng đang thay đổi ra sao? 10 vật liệu mới sẽ khiến bạn bất ngờ!
Trong bối cảnh ngành xây dựng đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ, 10 vật liệu mới đang nổi lên như những giải pháp đột phá, góp phần định hình tương lai. Từ gỗ trong suốt cho đến công nghệ in 3D, những vật liệu này không chỉ mang đến sự bền vững mà...