Tầm quan trọng của vật liệu xanh, thông minh
Tại hội thảo của triển lãm Kiến trúc Hội nhập và Phát triển vừa diễn ra mới đây tại TP Phú Quốc, TS.KTS Hồ Chí Quang - Phó Vụ trưởng Vụ Quy hoạch Kiến trúc, Bộ Xây dựng cho rằng, phát triển bền vững là một yếu tố không thể thiếu trong lĩnh vực kiến trúc.
Theo đó, kiến trúc phải tạo ra những thiết kế và công trình thân thiện với môi trường, sử dụng các vật liệu tái chế, tiết kiệm năng lượng và phát triển các khu vực xanh, để đảm bảo cuộc sống và tính bền vững của cộng đồng.
“Những tác phẩm kiến trúc không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về hạ tầng, môi trường sống và công năng sử dụng, mà còn bảo vệ và cải thiện môi trường”, ông Quang nhận định.
Việc sử dụng vật liệu xanh, vật liệu thông minh góp phần giảm độ “nóng” về phát triển cho các công trình đô thị
Đặc biệt, trong thời đại của sự thay đổi dân số, biến đổi khí hậu và mức độ đô thị hóa chưa từng có, yêu cầu đặt ra cho kiến trúc Việt Nam là phát triển bền vững, bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống. Đồng thời ứng dụng khoa học, công nghệ mới phù hợp với thực tiễn, bảo đảm hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều loại vật liệu xanh được ra đời và ứng dụng nhiều hơn trong xây dựng, không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, thân thiện với môi trường, mà còn mang lại kết cấu xây dựng bền vững hơn.
Thị trường xây dựng Việt Nam đang ngày càng khó khăn và khắt khe hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm xây dựng. Theo đó, để các loại vật liệu xây dựng truyền thống như sắt thép, xi măng, gạch xây “xanh” hơn, cần phải đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất.
Đề cập sự thích ứng văn hóa kiến trúc bản địa kết hợp với công nghệ 4.0, TS.KTS. Nguyễn Tất Thắng - Viện Kiến trúc Việt Nam cho rằng, với sự xuất hiện của cách mạng khoa học 4.0, các kiến trúc sư sẽ có những công cụ để tạo ra tương lai. Các công cụ chuỗi cung ứng sáng tạo cho phép lựa chọn các vật liệu và nhà cung cấp bền vững nhất. Mọi bộ phận đều có thể được sửa chữa, thay thế và tái sử dụng hiệu quả trong tương lai.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, sự phát triển của kiến trúc hiện đại đã đặt ra nhiều yêu cầu mới về việc sử dụng các sản phẩm vật liệu xây dựng bao gồm vật liệu kết cấu, vật liệu bao che, vật liệu lợp, vật liệu làm vách ngăn bên trong công trình và các loại vật liệu hoàn thiện để có thể theo kịp các ý tưởng của các kiến trúc sư và kỹ sư thiết kế công trình.
Các vật liệu xây dựng tính năng cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường cũng đồng thời là cơ sở cho kiến trúc hiện đại phát huy tính sáng tạo và trở thành xu hướng phát triển tất yếu gắn liền kiến trúc và vật liệu trong tương lai đối với ngành xây dựng Việt Nam.
Giải pháp vật liệu bền vững lên ngôi
Trong khuôn khổ hội thảo, các chuyên gia, doanh nghiệp đã chia sẻ về xu hướng phát triển xanh trong ngành xây dựng và ứng dụng vật liệu xanh bền vững trong các công trình hiện nay.
Sự phát triển của kiến trúc hiện đại đã đặt ra nhiều yêu cầu mới về việc sử dụng các sản phẩm vật liệu xây dựng bao gồm vật liệu kết cấu, vật liệu bao che
Trong đó, Tổng Công ty Viglacera - CTCP đã giới thiệu một loạt sản phẩm vật liệu xây dựng được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại cùng các giải pháp định hướng tiêu chí “xanh trong sản xuất” và “xanh trong sử dụng”.
Kính tiết kiệm năng lượng
Kính tiết kiệm năng lượng đã được sử dụng khá phổ biến trên thế giới trong việc phát triển công trình xanh theo hướng bền vững. Hiện nay, kính tiết kiệm năng lượng Low E và Solar Control là 2 loại kính được nhiều công trình sử dụng với khả năng cách nhiệt, ngăn chặn 99% tia UV và 69% năng lượng mặt trời.
Kính tiết kiệm năng lượng
Cả 2 dòng kính tiết kiệm năng lượng này đều có cấu trúc kính với 5-8 lớp phủ kim loại siêu mỏng, góp phần cải thiện đáng kể khả năng cách nhiệt và cản nhiệt của kính, giúp tiết kiệm điện năng đến 51%.
Cụ thể, dòng kính Low E có thể đáp ứng mọi nhu cầu cấp thiết khi thiết kế nhà kính dân dụng hiện nay. Đây là các tấm kính trắng được phủ một cấu trúc các lớp kim loại, oxit kim loại mỏng nhằm đạt được độ phát xạ thấp.
Trong khi đó, kính Solar Control là loại kính tiết kiệm năng lượng được gia công từ kính trắng xây dựng, với lớp phủ metalic siêu mỏng. Công nghệ này cho phép ánh sáng xuyên qua tấm kính, đồng thời cản đến 65% năng lượng từ mặt trời.
Đặc biệt, Solar Control sử dụng đơn lớp tấm nên có thể dùng thay thế các vật liệu kính xây dựng thông thường, cho cả công trình thương mại và dân dụng.
Bê tông khí chưng áp
Các sản phẩm vật liệu không nung của Viglacera như gạch bê tông khí chưng áp AAC và tấm panel ALC có thể thay thế gạch đỏ truyền thống, mang lại rất nhiều lợi ích cho cả chủ đầu tư lẫn người sử dụng.
Sử dụng bê tông khí chưng áp mang lại rất nhiều lợi ích cho cả chủ đầu tư lẫn người sử dụng
Khi sử dụng trong xây dựng các công trình chung cư có thể giúp chiều dày hoàn thiện của tường giảm hơn so vật liệu khác từ 2-3 cmm tạo ra thêm diện tích sử dụng của các căn hộ. Với kích thước lớn, chiều dài và chiều rộng được sản xuất hoàn toàn linh hoạt theo yêu cầu thiết kế, tấm panel ALC giúp đẩy nhanh tốc độ thi công từ 15-20%.
Ngoài ra, với cường độ nén cao, độ ổn định cho cấu trúc tòa nhà được thi công bằng tấm panel ALC cũng cao hơn. Do vậy, tấm panel ALC được ứng dụng tốt nhất cho các công trình chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng, bệnh viện, trường học…
Gạch ốp lát, đá nung kết
Gạch ốp lát với các dòng sản phẩm mới nhất như gạch mỏng 6mm có khả năng thay thế gỗ tự nhiên; gạch dày 20mm có khả năng thay thế hoàn toàn đá tự nhiên, phù hợp với Phú Quốc với các resorts và công trình 4-5 sao; công nghệ sản xuất đá nung kết công nghệ Samic Continua+…
Gạch ốp lát khổ lớn được sản xuất theo công nghệ Samic Continua+
Trong đó, gạch slimtech là dòng gạch ứng dụng công nghệ thân mỏng với độ dày 6mm giúp tiết kiệm nguyên liệu, giảm phát thải hiệu quả. So với các sản phẩm gạch ốp lát thông thường có độ dày từ 8-10 mm, gạch mỏng slimtech có thể giúp tăng diện tích thông thuỷ cho căn hộ, giảm chênh lệch khẩu độ nền khi thi công.
Nhờ các ưu điểm về độ cứng, độ ma sát, chống thấm nước, chống trầy xước, mài mòn, dòng gạch này có thể sử dụng nhiều khu vực, phù hợp với các công trình chung cư, toà nhà cao tầng, trung tâm thương mại, khu nghỉ dưỡng.
-
Vật liệu xanh là gì? 6 loại vật liệu xanh phổ biến trong xây dựng
Với ưu điểm chất lượng tốt, an toàn với người dùng và thân thiện với môi trường, vật liệu xanh đang là xu hướng phổ biến trong ngành xây dựng hiện nay.
-
Gạch bê tông nhẹ - vật liệu xanh cho các công trình dân dụng
CafeLand – Vật liệu xanh đang ngày càng được giới xây dựng và các nhà đầu tư ưa chuộng không chỉ bởi mang lại lợi ích cho môi trường sống mà còn an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng. Trong đó, gạch bê tông nhẹ (gạch không nung) là một loại vật liệu mới đang được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng, nhất là các công trình cao tầng như chung cư, tòa tháp văn phòng như hiện nay.
-
Tổng hợp các loại vật liệu mới được ra mắt trong năm 2023
Kính siêu trắng, đá nung kết hay gạch porcelain khổ lớn là những loại vật liệu mới được trình làng trong năm 2023, hứa hẹn đem lại bộ mặt mới cho ngành xây dựng.
-
Quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm sử dụng đá nhân tạo
Australia là quốc gia đầu tiên trên thế giới sẽ cấm hoàn toàn đá nhân tạo nhằm bảo vệ người lao động trước nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng về phổi. Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
-
Khai mạc triển lãm xây dựng chuyên ngành thông minh Việt Nam 2023 tại Bình Dương
Triển lãm xây dựng chuyên ngành thông minh Việt Nam 2023 - Smart Build Vietnam 2023 do Hiệp hội Xây dựng tỉnh Bình Dương phối hợp với Tổng Công ty Becamex IDC tổ chức quy tụ 80 gian hàng của hơn 50 doanh nghiệp trong và quốc tế tham gia trưng bày, gi...