Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), mặc dù giá thép tăng cao, nhưng mức tiêu thụ vẫn rất tốt. Cụ thể, sản xuất thép thành phẩm trong quý 1/2022 của cả nước đạt 8,45 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2021. Bên cạnh đó, bán hàng thép thành phẩm đạt 8,14 triệu tấn, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,82 triệu tấn, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thép trong quý 1 lại không được tương quan. Trong quý 1/2022, phần lớn doanh nghiệp thép nhỏ vốn phụ thuộc vào thị trường nội địa lần lượt ghi nhận kết quả kinh doanh ảm đạm, lợi nhuận giảm sâu so với cùng kỳ.
Theo đó, mặc dù doanh thu thuần trong quý 1 của các doanh nghiệp thép đều ghi nhận tăng trưởng nhờ vào giá sắt thép tăng mạnh nhưng lợi nhuận gộp trong giai đoạn này lại giảm đáng kể do giá vốn tăng vọt.
Mới đây, CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2022 với doanh thu thuần tăng 83% so cùng kỳ năm trước, lên mức 1.796 tỉ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp trong quý 1 của Thép Tiến Lên lại ghi nhận suy giảm đáng kể ở mức 19%, còn gần 140 tỉ đồng.
Nguyên nhân được phía công ty đưa ra là do giá vốn trong giai đoạn này cũng trở nên tăng vọt gấp đôi khi chiếm 1.656 tỉ đồng. Theo đó, lợi nhuận gộp giảm do nhập hàng mới giá vốn tăng cao so với hàng nhập của cùng kỳ năm trước.
Như vậy, kết quả kinh doanh trong quý 1/2022 của Thép Tiến Lên ghi nhận đạt gần 85 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm mạnh 27% so với kỳ trước.
Mặc dù doanh của các doanh nghiệp thép tăng trưởng nhưng lợi nhuận gộp trong quý 1 lại giảm đáng kể do giá vốn tăng vọt
Trong quý 1 năm nay, công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên ghi nhận doanh thu thuần tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 3.733 tỉ đồng. Tuy nhiên, do giá vốn neo cao, tăng hơn 26% khiến lợi nhuận gộp sụt giảm gần 11%, ở mức 139,7 tỉ đồng trong giai đoạn này.
Sau khi trừ hết chi phí, công ty thu về hơn 29 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 1/2022, giảm 34,1% so với cùng kỳ.
Tương tự, trong báo cáo tài chính quý 1/2022 của CTCP Ðầu tư Thương mại SMC vừa công bố, Thép SMC ghi nhận doanh thu thuần đạt 6.630 tỉ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, giá vốn hàng bán của công ty trong giai đoạn này lại tăng tới 39%, khiến biên lợi nhuận gộp giảm 55% chỉ còn gần 194 tỉ đồng so với quý 1/2021.
Doanh thu tài chính của Thép SMC trong quý 1 cũng giảm mạnh 40% do công ty không có khoản lãi từ bán chứng khoán, cổ tức được chia gần 18 tỉ đồng như cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, Thép SMC cho biết trong kỳ sản lượng thép tiêu thụ trong quý 1 tăng 7%, doanh thu thuần tăng 31%. Tuy nhiên, giá vốn ở mức cao, biên lợi nhuận bình quân các mặt hàng hẹp khiến mức lợi nhuận sau thuế của Thép SMC giảm 63% so với cùng kỳ 2021, ở mức 80 tỉ đồng.
Trước đó, một số doanh nghiệp thép thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) cũng ngậm ngùi báo lãi giảm trong quý 1.
Cụ thể, Thép Vicasa – Vnsteel ghi nhận doanh thu quý 1/2022 giảm lãi 27% xuống 10,3 tỉ đồng. So với quý 1/2021, sản lượng tiêu thụ của Thép Vicasa tăng 2,52%; doanh thu thuần tăng 24,05%. Tuy nhiên, giá vốn trong giai đoạn này tăng 26,78% do bị ảnh hưởng bởi giá nguyên vật liệu tăng làm biên lợi nhuận gộp giảm gần 9 tỉ đồng.
Có phần ‘đen tối’ hơn là trường hợp Thép miền Nam. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế quý 1 của đơn vị này đạt khoảng 5 tỉ đồng, giảm sâu tới 93% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng trong quý 1/2022, Thép Thủ Đức – Vnsteel ghi nhận doanh thu thuần hơn 754 tỉ đồng, tăng hơn 25% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do chi phí đầu vào tăng mạnh, lợi nhuận gộp lại giảm xuống mức 27 tỉ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ.
Đánh giá về triển vọng thị trường thép Việt Nam trong năm 2022, Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo sẽ tốt hơn khi Chính phủ ban hành chỉ đạo ổn định và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh thích ứng linh hoạt với đại dịch Covid-19 xuyên suốt, đây sẽ là trợ lực cho ngành thép phát triển mạnh hơn trong năm nay.
-
Sản xuất và tiêu thụ thép các loại tăng trưởng tích cực trong quý 1
Trong quý 1/2022, sản xuất thép thành phẩm của cả nước đạt 8,45 triệu tấn; tiêu thụ đạt 3,12 triệu tấn, trong đó xuất khẩu đạt 1,82 triệu tấn, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Một “ông lớn” ngành thép bất ngờ được dự báo lợi nhuận tăng tới 1.600% trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp này được dự báo lợi nhuận tăng cao tới 1.600% nhờ mức nền thấp năm ngoái, đạt mức 510 tỷ đồng.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.
-
Triển vọng ngành thép 2025 ra sao khi thị trường bất động sản, xây dựng hồi phục?
Thị trường thép năm 2025 được kỳ vọng sẽ hưởng lợi nhờ thị trường bất động sản hồi phục, hoạt động xây dựng cải thiện; kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công cao nhất từ trước tới nay với nhiều dự án trọng điểm tới hạn hoàn thành trong năm....