Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG) đã công bố Báo cáo tài chính quý 3/2024 với kết quả tương đối tích cực. Theo đó, nhà sản xuất thép này ghi nhận doanh thu thuần gần 34.000 tỉ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt hơn 3.000 tỉ đồng, tăng 51%.
Lũy kế 9 tháng năm 2024, Hòa Phát đạt 105.000 tỉ đồng và 9.200 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 23% và 140% so với cùng kỳ năm ngoái. Đóng góp chính vào kết quả này là thép và các sản phẩm liên quan với tỉ trọng 85%.
Trong báo cáo vừa cập nhật, Chứng khoán SSI nhận định mức tăng trưởng ấn tượng trên được thúc đẩy bởi sản lượng tiêu thụ thép xây dựng và lợi nhuận từ mảng nông nghiệp, bất động sản tăng đáng kể.
Mặt khác, sản lượng thép cuộn cán nóng HRC ổn định, mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc và sự sụt giảm từ kênh xuất khẩu.
Kể từ đầu năm 2024, SSI cho rằng mảng thép xây dựng của Hòa Phát tiếp tục tăng trưởng với sản lượng tiêu thụ tăng mạnh 19% so với cùng kỳ, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng của toàn ngành là 7%. Theo đó, thị phần của nhà sản xuất này tăng từ 33% trong 9 tháng đầu năm 2023 lên 38% trong 9 tháng đầu năm 2024.
SSI dự phóng lợi nhuận ròng năm 2024 của Hòa Phát ở mức 12.800 tỉ đồng
SSI duy trì dự báo lợi nhuận ròng cho năm 2024 của Hòa Phát ở mức 12.800 tỉ đồng và nâng dự báo lợi nhuận năm 2025 lên 15.900 tỉ đồng (tăng 24%).
Lợi nhuận được kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng nhờ vào sự vận hành của lò cao đầu tiên trong dự án Dung Quất 2 vào cuối năm nay, với công suất HRC dự kiến tăng 66%, đạt 5,2 triệu tấn.
Đồng thời, thị trường bất động sản cũng có dấu hiệu hồi phục, kéo theo nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng tăng trưởng tích cực.
Theo CBRE, số lượng mở bán bất động sản nhà ở (bao gồm cả căn hộ và nhà đất) tại Hà Nội và TP.HCM được kỳ vọng sẽ tăng gấp đôi trong năm 2024 và dự kiến sẽ tăng trung bình 8% trong giai đoạn 2025-2026.
Do hầu hết các hoạt động xây dựng thường được triển khai sau 1 năm ra mắt dự án, SSI kỳ vọng nhu cầu thép sẽ cải thiện đáng kể trong năm tới.
Với sản phẩm thép HRC, đơn vị này kỳ vọng giá HRC sẽ giảm 7% so với cùng kỳ trong năm 2025 nhằm thúc đẩy sản lượng tiêu thụ tại nhà máy mới Dung Quất 2. Tuy nhiên, chi phí đầu vào giảm cùng với giá thép xây dựng ổn định sẽ giúp biên lợi nhuận gộp của Hòa Phát tăng lên 15,4% trong năm 2025.
SSI cũng cho rằng gói kích thích kinh tế của Trung Quốc có thể hỗ trợ giá thép nhưng cần thêm những biện pháp cụ thể hơn. Hiện giá thép đã phục hồi hơn 10% kể từ khi chính phủ Trung Quốc công bố các chính sách tiền tệ và tài khóa để hỗ trợ thị trường bất động sản.
Ngoài ra, sản lượng thép Trung Quốc giảm trong hơn 4 tháng gần đây, từ 92,9 triệu tấn trong tháng 5/2024 xuống 77,1 triệu tấn trong tháng 9/2024 đã giúp ổn định giá thép.
Với hàng loạt yếu tố tích cực từ sự phục hồi của giá thép, tăng trưởng sản lượng, cùng với sự đóng góp lớn từ nhà máy mới Dung Quất 2, SSI khuyến nghị mua cổ phiếu HPG với mục tiêu giá mới lên đến 31.700 đồng/cổ phiếu trong vòng 12 tháng tới, cao hơn 22% so với thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý đến các yếu tố rủi ro từ giá nguyên liệu đầu vào và sự cạnh tranh từ thép Trung Quốc.
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch 15/11, cổ phiếu HPG đang dừng ở mức 25.900 đồng/cổ phiếu.
-
Với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát khẳng định sẽ cam kết cung cấp 6 triệu tấn thép các loại chất lượng cao với mức giá cạnh tranh hơn hàng nhập khẩu.
-
Nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam rót hơn 52.500 tỉ vào dự án Dung Quất 2
Hòa Phát đã rót thêm vào dự án này gần 30.000 tỉ đồng, qua đó nâng tổng vốn đầu tư lũy kế đã giải ngân đến cuối quý 3/2024 lên 52.500 tỉ đồng.
-
Hòa Phát, Nam Kim… và loạt doanh nghiệp thép mạnh tay đầu tư nhà máy mới để “đón sóng” thị trường bất động sản
Trong khi dự án Dung Quất 2 của Hòa Phát sẽ bắt đầu chạy thử đầu quý 1/2025, nhiều doanh nghiệp ngành thép khác cũng đang chuẩn bị nguồn vốn để xây thêm nhà máy mới, đón sóng phục hồi của thị trường....
-
Những khoản lãi ngành thép 2024 dần lộ diện, một hãng thép tại Bà Rịa - Vũng Tàu vừa báo lợi nhuận tăng hơn 1.100%
Doanh nghiệp này đánh giá thị trường thép năm 2024 đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và đang dần ổn định trở lại.
-
Hãng thép top đầu miền Nam sở hữu 3 nhà máy lớn giờ lâm cảnh thua lỗ nghìn tỷ, giá cổ phiếu thua ly trà đá, lãnh đạo thoái vốn bất thành
Ra đời từ cuối thập niên 2000, Công ty CP Thép Pomina (Mã: POM) từng là một trong những nhà sản xuất thép xây dựng lớn nhất cả nước với 3 nhà máy luyện phôi và cán thép xây dựng, tổng công suất 2,6 triệu tấn/năm....