Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với thép chống ăn mòn (thép CORE) nhập khẩu từ Việt Nam.
Sản phẩm bị điều tra: thép CORE mã HS 7210.30, 7210.41, 7210.49, 7210.61, 7210.69, 7210.70, 7210.90, 7212.20, 7212.30, 7212.40, 7212.50, 7212.60, 7226.99.
Cùng với Việt Nam, DOC cũng khởi xướng điều tra đối với các nước Canada, Mexico, Brazil, Hà Lan, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Australia và Nam Phi. Đây đều là các quốc gia thuộc top 10 xuất khẩu sản phẩm bị điều tra vào Mỹ, chiếm tới 75% kim ngạch nhập khẩu vào nước này năm 2023.
Mỹ điều tra phòng vệ thương mại thép CORE của Việt Nam
Trong giai đoạn 2021-2023, Việt Nam xuất khẩu lần lượt 626 triệu USD, 751 triệu USD và 242 triệu USD sản phẩm thép CORE sang Mỹ, đứng thứ ba trong số 10 nước bị điều tra, chỉ sau Canada và Mexico.
Đối với cuộc điều tra chống bán phá giá, DOC sẽ xem xét dữ liệu trong 6 tháng đầu năm 2024.
Đối với điều tra chống trợ cấp, thời kỳ điều tra là cả năm 2023. Thời kỳ điều tra thiệt hại kéo dài trong 3 năm từ 2021 đến 2023. Biên độ phá giá cáo buộc đối với Việt Nam là 195,23%, mức cao nhất trong số các nước bị điều tra.
Mỹ coi Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường, do đó DOC dự kiến sẽ sử dụng giá trị thay thế từ Mỹ và Ma-rốc để tính toán biên độ phá giá. Theo đó, Ma-rốc nằm trong danh sách các nước thay thế mới nhất do DOC ban hành cho Việt Nam.
Về các cáo buộc trợ cấp, DOC chưa đưa ra biên độ trợ cấp cụ thể đối với Việt Nam, nhưng đã khởi xướng điều tra 26 chương trình trợ cấp từ Chính phủ Việt Nam, bao gồm các chương trình cho vay, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn và hoàn thuế nhập khẩu, ưu đãi về đất đai, và cung cấp tiện ích với mức giá ưu đãi.
Ngày 25/9, DOC đã ban hành Bản câu hỏi về Lượng và Giá trị cho cả hai vụ việc trên. Thời hạn trả lời là ngày 9/10. DOC sẽ dựa trên phản hồi từ các doanh nghiệp và số liệu từ Hải quan Mỹ để lựa chọn 2 bị đơn bắt buộc, thường là các nhà xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Các bị đơn này sẽ được điều tra và xác định biên độ phá giá hoặc trợ cấp riêng.
Đối với cuộc điều tra chống bán phá giá, nếu không được lựa chọn làm bị đơn bắt buộc, các doanh nghiệp có thể đăng ký hưởng thuế suất riêng rẽ bằng cách chứng minh hoạt động độc lập. Mức thuế suất riêng rẽ sẽ được tính bằng bình quân gia quyền của các biên độ phá giá của các bị đơn bắt buộc.
Một số mốc thời gian quan trọng bao gồm kết luận sơ bộ vào ngày 12/2/2025 đối với chống bán phá giá và ngày 29/11/2024 đối với chống trợ cấp.
Cục Phòng vệ Thương mại Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm bị điều tra cần theo dõi sát sao diễn biến vụ việc và hợp tác đầy đủ với DOC trong quá trình điều tra.
Các doanh nghiệp liên quan cũng được khuyến nghị đăng ký tài khoản tại cổng thông tin điện tử của DOC để cập nhật thông tin và nộp các tài liệu liên quan đúng thời hạn.
-
Thép không gỉ cán nguội Việt Nam gặp khó tại thị trường Thái Lan
Thái Lan thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam. Thời kỳ điều tra kéo dài từ 1/7/2023 đến 30/6/2024.
-
NÓNG: Chấm dứt, không gia hạn áp thuế với thép không gỉ cán nguội Trung Quốc
Bộ Công Thương quyết định chấm dứt, không gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia và Trung Quốc....
-
Một quốc gia ASEAN điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội Việt Nam
Hiện nay, mức thuế chống bán phá giá mà nước này áp dụng với các nhà sản xuất, xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ cán nguội của Việt Nam từ 7,81% đến 23,84%.
-
Nắm tới 55% thị phần toàn cầu, nhà xuất khẩu thép lớn nhất thế giới sắp gặp khó vì lý do này!
Các chuyên gia nhận định, xuất khẩu thép của Trung Quốc sẽ sớm đạt mức cao nhất trong 8 năm, trước khi làn sóng thuế quan lan rộng kéo ngành công nghiệp này đi xuống vào năm 2025.