Người mua nhà tại Trung Quốc hiện vẫn đứng ngoài thị trường, trong khi nhiều nhà phát triển bất động sản và công ty môi giới cho biết doanh số bán nhà vẫn ở mức yếu sau hàng loạt vụ vỡ nợ của một số doanh nghiệp hàng đầu.
Daniel Song, một cư dân đang sinh sống tại Bắc Kinh, gần đây đã từ bỏ ý định mua nhà vì lo ngại về khả năng đảm bảo thu nhập của mình. “Tôi không chắc chắn về tương lai nghề nghiệp của mình trong tình hình kinh tế hiện nay”, lập trình viên 28 tuổi nói.
Doris Dong, một người dân khác cũng đang sinh sống tại Bắc Kinh chia sẻ: “Trong bối cảnh hiện tại, tôi không có nhu cầu mua nhà mới và mong muốn giữ tiền nhiều hơn”.
Trung Quốc đã đẩy nhanh tốc độ công bố các gói kích thích chính sách trong những tuần gần đây, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ ngày càng lan rộng trong lĩnh vực bất động sản, nổi bật là những rắc rối ở China Evergrande Group và Country Garden.
Tuy nhiên, các biện pháp hỗ trợ vẫn chưa có bất kỳ tác động đáng chú ý nào đối với những người mua nhà. Dữ liệu mới được công bố gần đây cho thấy giá nhà mới của Trung Quốc đã giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 9, giảm 0,2% so với tháng 8, giai đoạn mua nhà cao điểm trong những năm trước.
Các số liệu riêng biệt khác được công bố trong tuần này cũng cho thấy doanh số bán bất động sản và đầu tư tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm, giảm lần lượt 19,8% và 18,7%, một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế hàng đầu châu Á vẫn chưa thoát khỏi khó khăn, dù tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý III tốt hơn kỳ vọng.
Giám đốc điều hành công ty môi giới bất động sản Centaline China, ông Andy Lee cho biết phần lớn các chính sách nới lỏng đã giúp làm giảm chi phí mua nhà, nhưng không thúc đẩy nhu cầu với người mua.
Ông Lee cho biết: “Quy mô tổng thể của chiếc bánh vẫn như cũ”, đề cập đến nhu cầu thị trường, đồng thời cho biết thêm một số giao dịch mua trong tháng 9 đã bị trì hoãn so với giai đoạn 2 tháng trước do kỳ vọng của thị trường về các chính sách kích thích giảm.
Các nhà phát triển bất động sản cho biết doanh số bán hàng trong tháng 10 dự kiến sẽ vẫn ở mức thấp vì sự quan tâm của người mua, được đo đạc dựa trên lượt truy cập vào các tài sản đã được đăng bán trên các trang thông tin, không tăng.
“Vào đầu năm 2023, giới chuyên gia dự đoán rằng ngành công nghiệp sẽ có nửa đầu năm sẽ tệ và nửa cuối năm tối hơn. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng nửa đầu năm tệ, nhưng nửa cuối năm thậm chí còn tệ hơn”, các chuyên gia của Nomura chia sẻ về khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc.
Dù vậy, các chuyên gia của Nomura cũng nhận định rằng cuộc suy thoái bất động sản tại Trung Quốc hiện chưa chạm đáy. “Các biện pháp nới lỏng chính sách gần đây có thể giúp tăng thêm nguồn cung nhà ở, nhưng lại tạo ra thêm áp lực giảm giá bán nhà do nhu cầu vẫn còn thấp. Sự phục hồi nhẹ ở các thành phố hàng đầu có thể tiếp tục khiến nhu cầu ở các thành phố cấp thấp hơn giảm xuống”, các chuyên gia của Nomura nhận định
Giá nhà ở các thành phố tại Trung Quốc có sự khác biệt, với việc giá nhà mới ở Bắc Kinh và Thượng Hải tăng trong tháng 9, trong khi giá nhà tại Thượng Hải và Quảng Châu giảm trong cùng giai đoạn. Nguồn cung dư thừa khiến nhu cầu ở các thành phố nhỏ hơn vẫn ở mức yếu.
S&P Global Ratings tuần này đã điều chỉnh mức dự báo doanh số bán bất động sản tại Trung Quốc trong năm 2023, dự kiến giảm 10 -15% so với năm 2022. Trước đó, S%P Global Ratings dự đoán doanh số bán bất động sản tại Trung Quốc trong năm nay giảm chưa tới 10% so với năm trước.
-
Đầu tư bất động sản tại Trung Quốc giảm 9,1% trong 9 tháng đầu năm
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa qua đã công bố rằng nền kinh tế nước này đã lấy lại động lực trong quý III, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 4,9% so với một năm trước.
-
Kinh tế Trung Quốc suy yếu kéo đà tăng trưởng cả châu Á đi xuống trong năm 2024
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2023 và 2024 của nền kinh tế Trung Quốc. Họ cho rằng sự phục hồi của quốc gia này đang "mất đà", thể hiện rõ qua tình trạng yếu kém của ngành bất động sản.
-
Kinh tế toàn cầu chịu áp lực từ cuộc suy thoái bất động sản tại Trung Quốc
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong tuần qua đã cho biết rằng cuộc suy thoái bất động sản sẽ không chỉ ảnh hưởng đến Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.