Con số này cao hơn mức ước tính tăng trưởng 4,4% từ cuộc thăm dò ý kiến của các nhà phân tích của Reuters. Trong 9 tháng đầu năm 2023, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5,2% so với cùng kỳ năm trước.
“Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5% trong cả năm 2023”, Zhiwei Zhang, chủ tịch kiêm chuyên gia kinh tế của công ty nghiên cứu Pinpoint Asset Management, cho biết.
Xét theo quý, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 1,3% trong trong quý III so với quý II. Tốc độ tăng trưởng này nhanh hơn mức tăng trưởng 0,8% trong quý II so với quý I.
Theo dữ liệu của NBS, chi tiêu tiêu dùng đã nổi lên như một trong những điểm sáng nhất của kinh tế Trung Quốc trong quý III. Tuy nhiên, lĩnh vực bất động sản vẫn là một lực cản với quốc gia tỷ dân này. Theo NBS, đầu tư bất động sản tại Trung Quốc đã giảm 9,1% trong 9 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường bất động sản, vốn chiếm tới 30% tỷ trọng nền kinh tế Trung Quốc, đã rơi vào khủng hoảng hơn 2 năm trước, sau khi chính phủ nước này tiến hành thắt chặt hoạt động vay mượn của các nhà phát triển bất động sản.
Cuộc suy thoái trên thị trường bất động sản Trung Quốc được dự báo còn có thể sẽ kéo dài, gây ra mối đe dọa lớn cho triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế nước này trong vòng 3 đến 5 năm tới.
Nền kinh tế Trung Quốc đã chứng kiến giai đoạn 3 tháng đầu năm 2023 tương đối tích cực. Tuy nhiên, sự phục hồi đã chậm lại và bắt đầu suy yếu trong quý II trong bối cảnh mức chi tiêu tiêu dùng yếu, thị trường bất động sản tiếp tục suy thoái và nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất sụt giảm.
Chính quyền Bắc Kinh đã tăng cường nỗ lực nhằm phục hồi tăng trưởng, bao gồm cắt giảm lãi suất, dỡ bỏ các hạn chế đối với việc mua nhà và mua ô tô, đẩy nhanh việc hoàn thiện các dự án cơ sở hạ tầng và nới lỏng kiểm soát vốn để thu hút đầu tư nước ngoài.
Các nhà phân tích từ Capital Economics cho biết trong một báo cáo nghiên cứu trong tuần qua rằng: “Dữ liệu kinh tế Trung Quốc trong quý III có đủ những tín hiệu tích cực cho thấy thị trường đang rẽ sang hướng tốt hơn. Điều này phần nào phản ánh nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc đưa ra các gói hỗ trợ chính sách gần đây. Có vẻ như họ sẽ tiếp tục làm điều đó trong những tháng tới”.
Chi tiêu tiêu dùng được cải thiện
Dữ liệu khác do NBS công bố đã chỉ ra những dấu hiệu ổn định hơn đối với nền kinh tế Trung Quốc trong quý III.
Chi tiêu tiêu dùng đang ở mức vững chắc. Doanh số bán lẻ tăng 5,5% trong tháng 9, tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 4 tháng. Doanh số bán thuốc lá và rượu đã tăng 23% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao nhất trong tất cả các phân khúc hàng hóa và dịch vụ. Tiếp theo là dịch vụ ăn uống và sản phẩm thể thao, giải trí với mức tăng trưởng lần lượt là 12,8% và 10,7%.
Sản lượng công nghiệp tăng 4,5% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm trước, tương đương với mức tăng trưởng trong tháng 8. Đầu tư vào tài sản cố định như đường sá và sân bay tăng 3,1% trong 9 tháng đầu năm. Trong khu vực tư nhân, đầu tư giảm 0,6%, nhưng đầu tư của khu vực nhà nước tăng 7,2%. Đặc biệt, đầu tư cơ sở hạ tầng được tăng tốc.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc trong quý III đã giảm xuống. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, thước đo tình trạng thất nghiệp ở các thành phố và thị trấn, đã giảm xuống 5% trong tháng 9 từ mức 5,2% trong tháng 8, đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 11/2021.
Tuy nhiên, NBS không cung cấp thông tin về tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên. Tỷ lệ này từng đạt mức cao nhất lịch sử vào tháng 6, ở mức 21,3%. Kể từ thời điểm đó, dữ liệu này đã không được công bố thêm.
Các nhà phân tích của Capital Economics cho biết: “Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao, nhưng khả năng phục hồi của thị trường lao động có thể đã giúp tạo ra mức sàn cho chi tiêu của người tiêu dùng”.
-
Bất động sản Trung Quốc bước vào giai đoạn phục hồi và cải thiện
Thời gian qua, thị trường bất động sản Trung Quốc chứng kiến việc triển khai hàng loạt chính sách. Mặc dù cần phải cải thiện và tối ưu hóa hơn nữa, nhưng nhìn chung, các chính sách này báo hiệu hướng phát triển lành mạnh và bền vững của ngành.
-
Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc đang lan sang các nước ASEAN
Thị trường bất động sản Trung Quốc suy thoái không chỉ kéo tụt đà tăng trưởng của quốc gia này mà còn có tác động dây chuyền lên các nền kinh tế lân cận.
-
“Căn bệnh” trên thị trường bất động sản Trung Quốc lan ra phần còn lại của châu Á
Nhận định mới nhất của World Bank về tình trạng suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc đang khiến cả châu Á phải lo lắng.
-
Nhà đầu tư huyền thoại Ray Dalio: Trung Quốc cần tái cơ cấu nợ xấu, tạo ra nhiều tiền hơn để tránh khủng hoảng nợ
Nhà sáng lập Bridgewater Associates Ray Dalio cho biết tại một hội nghị vào thứ Sáu 18/10 rằng, Trung Quốc phải áp dụng điều mà ông gọi là "giảm đòn bẩy đẹp đẽ" (beautiful deleveraging), ngoài các biện pháp kích thích mới nhất của mình để tránh khủng...
-
Giá nhà Trung Quốc vẫn giảm bất chấp hàng loạt nỗ lực kích cầu
Giá nhà tại Trung Quốc trong tháng 9 giảm gần như cùng tốc độ với tháng trước, bất chấp những nỗ lực ổn định ngành bất động sản của nước này.
-
Trung Quốc tăng ngân sách chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản lên 562 tỷ USD
Trung Quốc cho biết họ sẽ mở rộng chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản "danh sách trắng" lên 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 562 tỷ đô la) từ khoảng 2,23 nghìn tỷ nhân dân tệ đã triển khai, bổ sung thêm để ngăn chặn sự suy giảm của lĩnh vực...