14/08/2022 5:07 PM
Tại Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp với chủ đề "Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững" diễn ra ngày 11/8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, NHNN cảm nhận áp lực từ nhiều phía. Ví dụ đối với lãi suất, doanh nghiệp muốn giảm, nhưng người gửi tiền trong bối cảnh lạm phát tăng cao cũng cần có mức lãi suất phù hợp.

Thống đốc cho biết, NHNN và ngành Ngân hàng nói chung rất chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp trong thời gian vừa qua bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Cụ thể, toàn ngành đã có chính sách miễn, giảm lãi suất, phí cho doanh nghiệp và người dân. Nguồn này là nguồn lực của chính hệ thống ngân hàng. Tính toán của các đơn vị chức năng cho đến nay là tổng khoảng 50.000 tỷ đồng.

Trong lúc doanh nghiệp khó khăn, NHNN đã ban hành các chính sách cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vốn vay, giữ nguyên nợ. Bằng cách này có thể giúp doanh nghiệp vay vốn của hệ thống ngân hàng khi gặp khó khăn và chưa trả nợ được.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng chia sẻ, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, NHNN cảm nhận áp lực từ nhiều phía. Ví dụ đối với lãi suất, doanh nghiệp muốn giảm, nhưng người gửi tiền trong bối cảnh lạm phát tăng cao cũng cần có mức lãi suất phù hợp.

Trong tổng hợp báo cáo của các đơn vị gửi ngân hàng, có doanh nghiệp xuất khẩu đề nghị phá giá đồng Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhập khẩu lại phản ánh nếu đồng Việt Nam phá giá thì làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu bị thiệt. Trên thực tế, có thời điểm trước khi giảm giá đồng Việt Nam 9,2%, có nhiều doanh nghiệp phải phân bổ điều chỉnh tỉ giá trong nhiều năm.

Về tín dụng, có ý kiến muốn tháo gỡ tín dụng cho thị trường bất động sản nhưng nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vẫn muốn tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Đây là áp lực lớn đối với NHNN và đặc biệt là với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Từ góc độ như vậy, NHNN điều hành chính sách tiền tệ làm sao để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định được thị trường tiền tệ ngoại hối, bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng, Thống đốc cho biết.

“Chúng ta đã trải qua giai đoạn lạm phát tăng cao, tỉ giá biến động mạnh, cuộc đua lãi suất, hệ thống tổ chức tín dụng đối mặt với khó khăn về thanh khoản chi trả cho người gửi tiền. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quên giai đoạn đó. Vì vậy, sự ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối là điều quan trọng, tạo lập sự ổn định vĩ mô để phục hồi nhanh và phát triển bền vững”, theo Thống đốc.

Trong 6 tháng đầu năm, Thống đốc cho biết, riêng về tín dụng, việc xác định tăng trưởng tín dụng như thế nào để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần kiềm soát lạm phát và bảo đảm an toàn hoạt động cho các ngân hàng. NHNN khẳng định tín dụng phải đạt được mục tiêu như vậy. Việc cấp tín dụng do TCTD tự thỏa thuận với khách hàng và phải bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Đối với tăng trưởng tín dụng, thời gian tới, NHNN sẽ rà soát, điều chỉnh nốt phần tăng trưởng tín dụng của dữ liệu 14% còn lại; tiếp tục theo dõi diễn biến lạm phát để phối hợp với các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ đạt được những mục tiêu đề ra.

Về thị trường bất động sản, theo Thống đốc, nguồn vốn của bất động sản có thể giải quyết được bằng rất nhiều "kênh" từ FDI, thị trường chứng khoán; trái phiếu doanh nghiệp và tín dụng chỉ là một kênh.

“Với ý kiến của Hiệp hội bất động sản về việc kiều hối cũng là nguồn đầu tư bất động sản nhưng trong bối cảnh tỷ giá USD mạnh lên, lãi suất quốc tế tăng lên trong khi chúng ta yêu cầu trong nước phải ổn định lãi suất thì dòng kiều hối sẽ hạn chế vào, thậm chí còn chuyển ra. Như vậy, đặt áp lực cho NHNN về điều hành tỷ giá. Câu chuyện đó là bài toán tổng thể, chính sách tiền tệ là một trong những chính sách về kinh tế vĩ mô đó”, Thống đốc nói.

  • BVSC: Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất

    BVSC: Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất

    Trong báo cáo phân tích vĩ mô mới phát hành, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ đạt đỉnh trong quý IV/2022. Sang năm 2023, áp lực lạm phát sẽ giảm. 6 tháng cuối năm rủi ro biến động tỷ giá và lãi suất tăng là có, nhưng vẫn sẽ trong tầm kiếm soát.

Khánh Chi
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.