Vị trí đầu bảng lợi nhuận quý 1/2021 thuộc về ngân hàng Vietcombank với lợi nhuận trước thuế vượt 8.600 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái khi dịch bệnh Covid-19 chưa xảy ra.
Ngân hàng VietinBank xếp thứ hai với lợi nhuận sau thuế đạt 6.471 tỷ đồng, tăng 169% so với cùng kỳ năm 2020.
Hàng loạt ngân hàng cũng ghi nhận mức lãi tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái: BIDV đạt lợi nhuận 2721,5 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm ngoái; Techcombank đạt lợi nhuận 4.476 tỷ đồng (tăng 78% so với cùng kỳ), MBBank có lợi nhuận 3.666 tỷ đồng (tăng 106% so với cùng kỳ năm trước).
Ngân hàng VPBank ghi nhận hơn 3.201 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 38% so với cùng kỳ), VIB đạt lợi nhuận 1.806 tỷ đồng (tăng 68% so với cùng kỳ); SHB ghi nhận 1.333 tỷ đồng lợi nhuận (tăng 117% so với cùng kỳ), trong khi TPBank có 1.138 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 40% so với cùng kỳ). Lợi nhuận sau thuế của Nam A Bank đạt 367,8 tỷ đồng (tăng 225% so với cùng kỳ)… Ngân hàng Hàng Hải (MSB) ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế gấp tới 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Lợi nhuận ngân hàng quý 1/2021.
Nguồn thu nhập của các ngân hàng đến từ hai hoạt động cụ thể là nguồn thu từ lãi và nguồn thu ngoài lãi. Nguồn thu từ lãi bao gồm các khoản thu từ hoạt động cho vay của ngân hàng. Xét về cơ cấu thu nhập, nguồn thu từ lãi thông thường là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu của ngân hàng. Chỉ số thu nhập lãi thuần là kết quả của chênh lệch giữa doanh thu từ các tài sản sinh lãi của ngân hàng và các chi phí liên quan đến chi trả trên khoản nợ chịu lãi. Tài sản của ngân hàng điển hình bao gồm tất cả các hình thức cho vay, thế chấp, và chứng khoán cá nhân và thương mại. Các khoản nợ là lãi tiền gửi phải trả cho khách hàng. Doanh thu được tạo ra từ chênh lệch tiền lãi thu về cho vay hoặc đầu tư so với lãi tiền gửi là thu nhập lãi thuần.
Tuy nhiên, căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong quý 1/2021, động lực chính khiến các ngân hàng báo lãi khủng trong quý 1/2021 lại nhờ vào thu nhập ngoài lãi.
Nguồn thu ngoài lãi của ngân hàng bao gồm các khoản thu khác ngoài những khoản thu từ hoạt động tín dụng, cụ thể như thu nhập từ phí, hoa hồng hay các khoản từ hoạt động dịch vụ (như thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, phí ủy thác và tư vấn, phí dịch vụ thẻ, phí quản lý tài khoản, phí sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, bảo hiểm…); thu nhập từ kinh doanh ngoại hối và vàng; thu nhập mua bán chứng khoán kinh doanh, mua bán chứng khoán đầu tư; thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần và thu nhập từ hoạt động khác.
Trả lãi ít hơn cho người gửi tiết kiệm
Báo cáo tài chính quý 1/2021 cho thấy, lợi nhuận từ lãi của các ngân hàng đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc ăn đậm chênh lệch lãi tiền gửi và cho vay, tức ngân hàng chi trả lãi ít hơn cho người gửi tiết kiệm so với thu được từ việc cho vay.
Chẳng hạn như tại VietinBank, thu lãi từ hoạt động cho vay quý 1/2021 hầu như không thay đổi so với cùng kỳ năm trước, song tổng thu nhập lãi thuần lại tăng tới 26,4%. Nguyên nhân là do trong kỳ, chi phí trả lãi tiền gửi cho khách hàng của VietinBank giảm tới 25%, tương đương hơn 2.600 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020.
Tương tự, tại Vietcombank khi chi phí trả lãi quý I/2021 giảm tới gần 21%. Con số này tại VPBank cũng giảm tới 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Techcombank, chi phí trả lãi tiền gửi trong quý I/2021 giảm 38% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự tăng 16% khiến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tiền tệ tăng mạnh.
Thu nhập từ lãi tại MBBank tăng 11,5%, trong khi chi phí trả lãi giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp lợi nhuận từ lãi tăng mạnh 45%. Thu nhập lãi thuần của Nam A Bank trong kỳ này tăng tới 94% so với cùng kỳ lên 902 tỷ đồng.
Trong thời gian qua, lãi suất huy động liên tục duy trì ở mức thấp. Theo SSI, lãi suất huy động đã giảm khoảng 2-2,5% trong năm 2020, trong khi lãi suất cho vay không giảm ở mức tương đương, chỉ giảm từ 1-1,5%.
Thời điểm quý 1/2021, trong bối cảnh dịch COVID-19 tái bùng phát, lãi suất huy động vẫn duy trì xu hướng giảm; trong khi lãi suất vẫn có thời điểm tăng cao, chỉ điều chỉnh giảm đối một số lĩnh vực ưu tiên.
Thu nhập ngoài lãi cũng tăng mạnh
Ngoài lợi nhuận tăng mạnh từ hoạt động cho vay, quý 1/2021 cũng ghi nhận lãi thuần từ dịch vụ của nhiều ngân hàng tăng mạnh.
Tại Vietcombank, lãi thuần từ dịch vụ tăng vọt lên mức 3.437 tỷ đồng trong quý 1/2021, tương đương 205% so với cùng kỳ năm ngoái. Tất cả các lĩnh vực kinh doanh của Vietcombank trong quý 1/2021 đều có lãi, trong khi chi phí hoạt động giảm, giúp lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước trích lập dự phòng rủi ro quý 1/2021 của Vietcombank lên tới gần 11 nghìn tỷ đồng, tăng gần 49% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đối với ngân hàng BIDV, trong khi thu nhập lãi thuần trong quý 1/2021 của ngân hàng này chỉ tăng 18% (10.830 tỷ đồng) thì lãi từ dịch vụ tăng đến 32% (1.434 tỷ đồng). Đáng chú ý, lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh tăng 150% và lãi từ hoạt động khác tăng 210% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ sự tăng đột biến từ nguồn thu ngoài lãi, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt 10.568 tỷ đồng, tăng 34,5%.
Nhiều ngân hàng khác cũng có mức tăng trưởng lợi nhuận mảng dịch vụ tốt trong quý 1/2021. Lãi thuần từ dịch vụ của MBBank trong quý I/2021 tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó lãi từ dịch vụ của Techcombank tăng 41%, TPBank tăng 80%...
Trích lập dự phòng giảm mạnh
Một trong những động lực khiến lợi nhuận quý 1/2021 của các ngân hàng được bảo toàn đó là trích lập dự phòng rủi ro giảm mạnh.
Đơn cử như ngân hàng VietinBank trong quý 1/2021 chỉ trích lập 1.350 tỷ đồng chi phí dự phòng, giảm 225% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây được xem là yếu tố chính giúp ngân hàng ghi nhận lợi nhuận cao trong quý 1/2021.
Thậm chí Nam A Bank không trích lập chi phí dự phòng rủi ro trong quý đầu năm nay. Lợi nhuận sau thuế trong quý 1/2021 của nhà băng này tăng 225% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Lãi suất tiết kiệm giảm nhưng lãi vay “dậm chân tại chỗ”
CafeLand - So với mức trung bình, lãi suất huy động của các ngân hàng đã giảm khoảng 0,5-1%/năm, trong khi lãi suất cho vay lại không thay đổi nhiều (6-9%/năm với ngắn hạn và 9-11%/năm với trung và dài hạn). Đầu năm 2021, lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm nhưng lãi vay vẫn gần như “dậm chân tại chỗ”.
-
eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch
Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...
-
Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục
Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...
-
Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền
Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...