Đến ngày 29/9, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,7 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 6,9% so với đầu năm, cao hơn dự báo của Ngân hàng nhà nước (6,1-6,2%).
Trước đó, cơ quan quản lý từng cho biết đến 21/9, tín dụng toàn nền kinh tế mới tăng khoảng 5,9% so với đầu năm (tức tín dụng bình quân mỗi tháng chỉ tăng hơn 0,6%), đạt khoảng 12,63 triệu tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong khoảng 9 ngày cuối tháng 9, tín dụng tăng được 1%, tương đương khoảng 120.000 tỷ đồng bơm ra nền kinh tế.
Từ đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 khoảng 14-15%. Tín dụng bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc nhưng vẫn thấp hơn cùng kỳ năm ngoái và tính đến hết quý III mới đạt một nửa kế hoạch năm.
Giao dịch tại một ngân hàng thương mại. Ảnh: Giang Huy
Thời gian qua, nhu cầu sản xuất, đầu tư, tiêu dùng... èo uột kéo theo sức hấp thụ vốn của nền kinh tế kém. Do đó, tín dụng tăng trưởng ì ạch là vấn đề lớn, được các cơ quan chức năng lưu tâm trong bối cảnh cần thúc đẩy tăng trưởng. Chính phủ thường xuyên có các cuộc họp với Ngân hàng Nhà nước, tìm cách bơm tiền vào nền kinh tế.
Ngân hàng nhà nước đã liên tục điều chỉnh, 4 lần giảm lãi suất điều hành nhằm giảm mặt bằng lãi suất xuống. Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới giảm khoảng 1% so với cuối 2022.
Hiện, mặt bằng lãi suất huy động đã về thấp hơn cả giai đoạn Covid-19 trong bối cảnh giới ngân hàng "thừa" vốn. Lãi suất cho vay giảm chậm hơn tiết kiệm, nhưng cũng đã hạ nhiệt so với giai đoạn trước. Ngân hàng Nhà nước cho biết các tổ chức tín dụng đã cam kết tổng tiền lãi giảm cho người đi vay là khoảng 22.000 tỷ đồng.
Đối với lĩnh vực bất động sản, nhà điều hành cũng đã yêu cầu ngân hàng tạo điều kiện cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà tiếp cận tín dụng khi đáp ứng đầy đủ điều kiện; xem xét cấp tín dụng đối với cả chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, người mua nhà và các đơn vị sản xuất cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng để tăng khả năng luân chuyển vốn và thanh khoản cho thị trường bất động sản.
Cơ quan quản lý cũng cho biết đã có hướng dẫn về lãi suất, thời gian ưu đãi để triển khai chương trình 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33. Theo đó, BIDV và Agribank đã ký hợp đồng tín dụng tài trợ 3 dự án nhà ở xã hội tại tỉnh Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Ninh với số tiền giải ngân 82,7 tỷ đồng.
-
Dòng vốn ngoại liên tục chảy mạnh vào ngân hàng Việt
Không còn quá nóng trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên lĩnh vực ngân hàng vẫn là một trong những lĩnh vực được nhà đầu tư nước ngoài ưu tiên, khi các ngân hàng Việt đã và đang thu hút một lượng vốn lớn thông qua các thương vụ mua bán và sáp nhập cho đến các thỏa thuận vay vốn từ nhiều định chế tài chính quốc tế.
-
Cảnh báo mạo danh Ngân hàng Nhà nước gửi link yêu cầu cập nhật sinh trắc học
NHNN vừa phát đi thông tin cho biết gần đây có hiện tượng đối tượng lừa đảo mạo danh NHNN, giả mạo giao diện hòm thư điện tử (e-mail) của NHNN để gửi thông tin dẫn dụ người dân, khách hàng bấm vào đường link lừa đảo cập nhật thông tin sinh trắc học c...
-
Ngân hàng Nhà nước: Không cấm thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
Với quy định mới không hạn chế quyền của người mua nhà ở hình thành trong tương lai và cũng không trái với các quy định hiện hành.
-
Ngày mai, Ngân hàng nhà nước họp với doanh nghiệp bất động sản
Sau cuộc họp báo cáo về tình hình vốn cho thị trường bất động sản với các vụ, ngành trực thuộc và các tổ chức tín dụng, NHNN tiếp tục gặp gỡ các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan đến tín dụng bất động sản vào ngày mai (8/2)....