A. Ngôi nhà đang bị bỏ trống
-
Lợi ích của việc bán một ngôi nhà đang bị bỏ trống
Ít bất tiện hơn: Chủ nhà không bị gián đoạn trong những thời điểm muốn cho khách xem nhà nhưng lại không phù hợp vì một số lý do. Người thân của chủ nhà sẽ không cần phải đi ra ngoài trong khi người mua đang xem nhà.
Có nhiều khả năng trưng bày hơn: Nhà môi giới bất động sản sẽ dễ dàng hơn trong việc giúp chủ sở hữu chuẩn bị nhà trước khi bán. Họ không cần phải yêu cầu gặp trực tiếp chủ nhà mỗi lần dẫn khách qua hay sắp xếp lại đồ đạc trong nhà. Họ chỉ cần gọi điện và thông báo cho chủ sở hữu biết trước khi cần thiết.
Không cần phải dọn dẹp hay làm sạch: Người bán không phải chịu áp lực liên tục phải giữ cho ngôi nhà luôn trong tình trạng nguyên vẹn và sạch sẽ. Đối với trẻ nhỏ, điều này gần như không thể thực hiện được, ngay cả khi bố hoặc mẹ chỉ ở nhà chăm con và lo cho gia đình.
-
Những trở ngại khi chuyển ra ngoài trước khi bán nhà
Chi phí phát sinh để bán một căn nhà trống có thể tăng lên đáng kể, chẳng hạn như:
Sắp xếp: Người bán sẽ phải sắp xếp nội thất cho căn nhà và chịu thêm một khoản chi phí cho quy trình này. Bởi vì người mua thường không thể hình dung một không gian mà không có đồ nội thất. Một căn phòng trống thực sự chỉ có bốn bức tường và trần nhà thì sẽ không có gì thu hút người mua.
Bảo trì: Nếu có bất cứ sự cố nào phát sinh, người bán đều phải chịu thiệt hại đối với ngôi nhà đang bị bỏ trống. Ngoài ra, chủ nhà có thể xem xét hợp đồng bảo hiểm cho căn nhà đang bỏ trống, nhưng họ sẽ tốn một khoản phí kha khá khi giao kết hợp đồng này.
Ít hấp dẫn hơn: Những ngôi nhà bỏ trống thường ít thu hút hơn về mặt cảm xúc. Một ngôi nhà thiếu “hơi người” có thể khiến người mua cảm thấy rất trống trải và cô đơn. Vì thế, ngôi nhà trống thường mất nhiều thời gian để bán hơn và giá bán có thể thấp hơn.
B. Ngôi nhà đang có người ở
-
Ưu điểm của một ngôi nhà đang có người ở
Ngôi nhà được bài trí tốt hơn: Người mua không cần phải đoán xem liệu giường có phù hợp với tường hay không, hoặc có không gian kê bàn trong phòng bếp hay không. Họ có thể xác định ngay chức năng của từng căn phòng vì hiện không gian đó đang được sử dụng đúng mục đích đối với chủ nhà.
An ninh được đảm bảo hơn: Người mua có cơ sở để tin tưởng vào trật tự trị an xung quanh ngôi nhà và cả khu vực hơn vì vẫn có người đang sinh sống ngay trong nhà.
Chủ nhà có thể đối phó với các trường hợp khẩn cấp: Ngay khi xuất hiện những sự cố bất ngờ, người bán có thể kịp thời xử lý và giảm thiểu tối đa thiệt hại bởi trong nhà vẫn luôn có người ở.
Chi phí tiện ích: Người bán thường cần phải bật các tiện ích trong nhà, cho dù nhà đang bỏ trống hay có người ở. Bằng cách sống trong ngôi nhà khi nó được chào bán, người bán không phải trả các hóa đơn tiện ích trùng lặp. Các nhà môi giới thường quan tâm đến khả năng hoạt động của các tiện ích để thông báo cho người mua, bởi sẽ rất khó để bán một ngôi nhà không có tiện ích hoặc các thiết bị không thể sử dụng được.
-
Khuyết điểm của một ngôi nhà đang có người ở
Ngôi nhà của người bán có thể quá lộn xộn để trưng bày bởi vì họ vẫn đang sống ở đó hoặc họ không muốn dịch chuyển bất cứ vị trí của đồ vật nào trong nhà. Điều này sẽ khiến nhà môi giới nản lòng, không hấp dẫn được người mua và do đó nhà của họ sẽ rất khó bán. Vì thế, họ nên chuyển ra ngoài trước khi đưa ngôi nhà ra thị trường.
Bên cạnh đó, cũng có một vài trường hợp cá biệt khi người bán đã qua đời trong ngôi nhà và những người thừa kế phải chịu trách nhiệm hoàn thành mọi thứ trước khi bán nhà.
-
6 lời nói dối phổ biến của các nhà môi giới bất động sản
CafeLand – Đây là các dấu hiệu cho thấy những hành vi không phù hợp chuẩn mực đạo đức của nhà môi giới bất động sản.
-
Thấy chung cư tăng giá, vội bán nhanh để kiếm lời, 9X Thanh Hoá nhận cái kết đắng
Thời gian gần đây, nguồn cung khan hiếm kéo dài khiến giá chung cư Hà Nội được đẩy cao bất thường. Thậm chí, nhiều căn chung cư cũ tăng gấp đôi gấp ba lần thời điểm mua. Trước tình hình này, nhiều người nhanh chóng chớp cơ hội bán nhanh để kiếm lời, ...
-
Vợ chồng 9X nhận nhiều bài học nhớ đời khi không có kinh nghiệm vẫn thích đi "buôn" đất
Mặc dù không có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, nhưng vợ chồng chị Nguyễn Hằng (1990, Hà Nam) đã đúc kết được nhiều bài học “xương máu” sau 3 lần mua đất.
-
Bài học nhớ đời khi mua dự án chậm tiến độ
Trước khi có được căn hộ hiện tại, vợ chồng chị Nguyễn Hương (34 tuổi, Thanh Hóa) phải trải qua hai lần mua nhà với bài học nhớ đời.