14/09/2021 9:17 AM
Theo CBRE, hoạt động đầu tư vào thị trường trung tâm dữ liệu tại châu Á – Thái Bình Dương (APAC) thiết lập con số kỷ lục trong nửa đầu năm 2021, với tổng số vốn đầu tư rơi vào khoảng 1,8 tỷ USD.

Trung Quốc là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất, với một số thương vụ lớn đã hoàn thành trong 6 tháng đầu năm, bao gồm việc GLP mua lại 50% cổ phần của Trung tâm Dữ liệu Internet Songjiang ở Thượng Hải và GDS mua một trung tâm dữ liệu ở Bắc Kinh từ Tập đoàn CITIC.

Khối lượng giao dịch trung tâm dữ liệu đạt mức cao nhất trong 5 năm vào năm 2020, do quá trình số hóa được đẩy mạnh bởi ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Việc đầu tư vào trung tâm dữ liệu trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 80% tổng mức đầu tư cả năm 2020 dẫn đến khối lượng đầu tư vào thị trường trung tâm dữ liệu cả năm 2021 được dự đoán sẽ vượt năm ngoái.

Nhu cầu về thị trường trung tâm dữ liệu ở APAC được thúc đẩy bởi những lo ngại về chủ quyền và an ninh dữ liệu, khi chính phủ các nước thắt chặt những yêu cầu xung quanh việc lưu trữ dữ liệu. Luật Bảo mật Dữ liệu của Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 1/9, đã thúc đẩy các công ty xây dựng cơ sở vật chất để lưu trữ dữ liệu nội bộ. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cũng được mở rộng quy mô trong nửa đầu năm 2021.

Cơ hội vẫn còn ở các thị trường lớn tại APAC, với tổng mức hấp thụ ròng của trung tâm dữ liệu ở Tokyo, Sydney, Singapore và Hồng Kông giảm từ 123 MW trong năm 2020 xuống còn 70 MW trong nửa đầu năm 2021. Tỷ lệ trống ở các thị trường này tăng từ 13,9% vào tháng 12/2020 lên 14,6% vào tháng 6/2021.

"Những gì chúng ta đang thấy hiện nay là tình hình cung-cầu phù hợp, khi các nhà khai thác duy trì tỷ lệ trống lên khoảng 20% ​​như một bước đệm để mở rộng quy mô. Các nhà khai thác chỉ lên kế hoạch phát triển mới khi tài sản hiện có đạt khoảng 60-70%”, Lim Chin Yee, Trưởng bộ phận giải pháp Trung tâm dữ liệu của CBRE tại APAC cho biết. Ngoài ra, ông cho biết các cơ sở trung tâm dữ liệu có công suất sử dụng chưa tới 10% sẽ thu hút người dùng cũ thay vì những “tay chơi” mới trên thị trường.

Tổng công suất lắp đặt tại các thị trường lớn trên khắp APAC đạt 1.876 gigawatt tính đến tháng 6/2021, tăng 5,4% so với thời điểm tháng 12/2020 do nhiều dự án mới dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động trong nửa cuối năm nay. Trong 3 năm tới, Tokyo là thị trường có đường truyền lớn nhất trong số 4 thị trường trung tâm dữ liệu hàng đầu khu vực.

Trong khi các nhà đầu tư vẫn hào hứng, nguồn cung trung tâm dữ liệu ổn định hiện không có sẵn để đáp ứng nhu cầu. Nguồn cung tài sản hạn chế trong khu vực dự báo ​​sẽ kìm hãm phần nào các khoản đầu tư trực tiếp vào trung tâm dữ liệu. Hiện nay, nhiều công ty viễn thông đang tìm cách kiếm tiền từ tài sản của họ thông qua các giao dịch bán và cho thuê, và đây có thể là cơ hội mới cho những nhà đầu tư.

Tom Fillmore, Giám đốc Thị trường vốn của Trung tâm Dữ liệu APAC tại CBRE cho biết: “Mặc dù phát triển greenfield là một cách khả thi, nhưng điều này vẫn bị chi phối bởi các nhà khai thác trung tâm dữ liệu, những người đang xây dựng danh mục đầu tư của họ. Do sự quan tâm mạnh mẽ của nhà đầu tư trong lĩnh vực này, chúng tôi cũng thấy sự tham gia thông qua các kênh gián tiếp như hợp tác với các nhà khai thác, cung cấp các khoản vay cho dự án hoặc thông qua đầu tư cổ phần”.

Anh Nguyễn (World Property Journal)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.