Số lượng người nước ngoài mua nhà trong năm 2016 liệu có tăng đột biến?.
Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, trong đó có việc cho phép người nước ngoài và Việt kiều được mua và sở hữu nhà ở Việt Nam đã ngay lập tức có những tác động tích cực đến thị trường bất động sản. Một làn sóng mạnh mẽ các chương trình bán hàng cho người nước ngoài, Việt kiều được các doanh nghiệp thực hiện nhằm đón sóng của chính sách này. Tuy nhiên, thực tế đã không có sự đột biến nào về số lượng người nước ngoài mua nhà như mong đợi của các doanh nghiệp trước đó.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM cho rằng, việc chính sách mở cửa cho người nước ngoài, Việt kiều được mua nhà là một trong những tác động rất tích cực cho thị trường bất động sản. Ước tính hiện nay có khoảng 4,5 triệu kiều bào đang sinh sống và làm việc tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có một lượng rất lớn có nhu cầu được trở về quê hương mua nhà. Mặt khác, chỉ tính riêng TP.HCM số lượng người nước ngoài sinh sống và làm việc hiện nay cũng là cực lớn do đó nhu cầu về nhà ở là rất bức thiết. Tuy nhiên, quy định cho người nước ngoài, Việt kiều mua nhà chưa thể ngay lập tức tạo sự đột biết cho thị trường bất động sản. Mặc dù luật có hiệu lực từ 1/7 nhưng phải đến những ngày cuối tháng 10/2015 mới có nghị định hướng dẫn và ngày 10/12/2015 nghị định này mới có hiệu lực. Trong khoảng thời gian này, khách hàng chủ yếu là thăm dò, tìm hiểu thị trường và các thủ tục chứ chưa xuống tiền mua nhà ngay.
Cũng theo ông Châu, qua 6 tháng thực hiện luật nhà ở 2014 đến nay trên địa bàn thành phố đã có khoảng 1.000 người nước ngoài đặt chỗ mua nhà, tập trung vào các dự án bất động sản cao cấp của các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu. Theo thống kê, lượng kiều hối chuyển về thành phố Hồ Chí Minh đạt 5,5 tỷ USD bằng 38,69% cả nước, trong đó tỷ lệ kiều hối đầu tư vào lĩnh vực bất động sản chiếm khoảng 21,6%.
Ông Trần Hòa Phương, Phó chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM cho rằng, ngay khi Luật Nhà ở có hiệu lực thì nhu cầu tìm hiểu của kiều bào là rất lớn. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp nhiều vướng mắc về thủ tục như việc chứng minh nguồn gốc Việt Nam, các trình tự thủ tục còn nhiều rối rắm. Mặc dù sự quan tâm của kiều bào là khá lớn, song chưa thể kỳ vọng về sự đột biến của Việt kiều về mua nhà vì thực tế hiện nhiều Việt kiều đã có nhà ở Việt Nam bằng cách nhờ người thân, bạn bè ở Việt Nam đứng tên. Nhiều doanh nghiệp đang kỳ vọng, sau Tết Nguyên Đán là thời điểm các Việt kiều về quê ăn Tết thì cơ hội bán nhà cho nhóm đối tượng này cũng vì thế mà tăng lên.
Theo một chuyên gia tài chính ngân hàng, một khó khăn đang khiến người nước ngoài mua nhà lúng túng đó là việc tiếp cận nguồn tín dụng để mua nhà. Theo chuyên gia này, thì phần lớn người nước ngoài không có thói quen dùng tiền tiết kiệm để mua nhà mà chủ yếu là vay ngân hàng. Tuy nhiên, hiện những quy định cho người nước ngoài vay tiền ngân hàng mua nhà, thế chấp tài sản, và thủ tục như thế nào vẫn chưa cụ thể, rõ ràng.
Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Đất Lành, mặc dù Luật Nhà ở 2014 đã cởi mở hơn song vẫn còn nhiều điểm bất hợp lý, làm khó cho người nước ngoài muốn mua nhà lẫn doanh nghiệp đầu tư. Chẳng hạn, luật quy định người nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong 1 tòa nhà chung cư hoặc không quá 250 căn đối với nhà ở riêng lẻ trong 1 khu dân cư, tương đương 1 đơn vị hành chính cấp phường. Thực tế, quy định này không phù hợp với đặc thù của một số đô thị như TP.HCM nơi có số lượng rất lớn người nước ngoài tập trung sinh sống và làm việc. Có những khu vực như Thảo Điền (quận 2), khu Phú Mỹ Hưng (quận 7) nơi rất đông người nước ngoài thì việc quy định giới hạn số lượng dường như không thể.
Cũng theo ông Đực, nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn quan niệm cứ người nước ngoài là có tiền và chỉ tập trung vào các phân khúc cao cấp, lắm tiền. Tuy nhiên, thực tế rất nhiều người nước ngoài, Việt kiều có thu nhập thấp, họ có nhu cầu về nhà ở nhưng lại không đủ khả năng với những căn hộ cao cấp thế nên cần phải đa dạng nguồn cung cho nhóm đối tượng này.
Mặt khác, cũng nên có sự phân loại từng nhóm công dân nước ngoài đến Việt Nam. Tùy vào mục đích, công việc và nhu cầu nhà ở mà có sự phân bố hợp lý đồng thời cũng đảm bảo các yếu tố về an ninh, quốc phòng.
Rõ ràng, sau một thời gian dài thăm dò thị trường, 2016 được chờ đợi sẽ có sự gia tăng đáng kể số lượng người nước ngoài, Việt kiều mua nhà. Do đó, cuộc cạnh trạnh dành thị phần khách ngoại của các doanh nghiệp bất động sản sẽ càng sôi động. Ngoài việc nâng cao chất lượng căn hộ, nhiều nhà đầu tư đang đẩy mạnh việc xây dựng các tiện ích và không gian sống đặc trưng của từng dự án.
-
Xác định danh mục dự án nhà ở người nước ngoài được phép sở hữu thế nào?
Theo Khoản 2 Điều 16 Luật Nhà ở 2023 quy định: "2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm thông báo các khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh để UBND cấp tỉnh xác định và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ...
-
Đại biểu quốc hội: Nhiều người nước ngoài núp bóng, thu mua nhiều đất đai
Sáng 19/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, các quy định liên quan đến cá nhân người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam...
-
Hơn 12 nghìn căn nhà đã bán cho người nước ngoài trong 5 năm qua
CafeLand - Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), từ năm 2015 đến nay có 12.335 sản phẩm đã bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.