21/06/2020 6:47 PM
CafeLand - Phân biệt chủng tộc đã ảnh hưởng sâu tới chính sách nhà ở tại Mỹ.

Các cuộc biểu tình, ôn hòa có, bạo loạn có, đã nhấn chìm nước Mỹ sau cái chết của George Floyd vào tuần trước, khi cảnh sát viên của thành phố Minneapolis, Derek Chauvin, đã ghì chặt cổ nạn nhân bằng đầu gối trong vòng chín phút.

Nhiều khía cạnh của sự bất công xã hội đã ăn sâu và bất bình đẳng chủng tộc mà những người biểu tình đang kêu than xuất phát từ hệ thống nhà ở nước này, mà trong nhiều thập kỷ đã phân biệt đối xử với người da màu.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết, an ninh nhà ở là vấn đề của công lý, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là nguyên nhân khiến các cộng đồng người da màu có nguy cơ bị cho thuê với giá “cắt cổ” khiến nhiều người không đủ tiền chi trả và rơi vào tình trạng vô gia cư.

Vụ George Floyd bị ghì cổ đến chết là “giọt nước tràn ly” đối với cộng đồng người da màu về chính sách phân biệt chủng tộc trong mọi lĩnh vực từ nhà ở, giáo dục, sức khỏe hay đảm bảo công việc.

Phân biệt chủng tộc trong chính sách nhà ở

Bất bình đẳng về nhà ở và sự phân biệt là tiêu chuẩn trong thế kỷ 20, ngay cả khi Đạo luật Nhà ở Công bằng năm 1968 tìm cách xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc. Các hành động và thể chế của chính phủ liên bang đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các chính sách phân biệt chủng tộc.

Trong một bài viết năm 2019, Trung tâm Tiến bộ Hoa Kỳ, một tổ chức nghiên cứu chính sách cộng đồng, cho rằng các bộ luật hình thành đều tạo nên tạo thuận lợi cho người da trắng và những rào cản đối với người da đen, trong quyền sở hữu một căn nhà. Ngay cả việc phân chia khu vực nhà ở cũng luôn tạo ra một khoảng cách giữa người da trắng và da đen ngày càng lớn.

Michela Zonta, nhà phân tích chính sách nhà ở cao cấp của trung tâm, đã tìm cách kêu gọi đầu tư vào các khu vực nhà ở nơi người da màu sống, hay nói cách khác là để giữ khoảng cách đối với giới trung lưu da trắng.

Sau khi Đạo luật Nhà ở năm 1937 được thông qua, các dự án nhà ở công cộng thu nhập thấp đã mọc lên như nấm ở các khu vực nội thành, thay thế các khu ổ chuột và củng cố các khu dân cư thiểu số của thành phố. Mặc dù chính sách nhà ở nhằm hỗ trợ những người thu nhập thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho người da màu nhưng dường như khoảng cách vẫn không hề có sự thay đổi.

Người Mỹ da đen cũng như các công dân da màu khác thấy rất khó khăn để đủ điều kiện vay tiền mua nhà vì các chương trình thế chấp chủ yếu chỉ phục vụ người nộp đơn da trắng. Những hành động phân biệt đối xử đó đã ngăn cản người da màu tích lũy tài sản thông qua quyền sở hữu nhà.

Các gia đình người Mỹ gốc Phi bị cấm mua nhà ở vùng ngoại ô vào những năm 1940 và 50, và thậm chí vào những năm 1960.

Viện đô thị cho biết những người da màu có nhiều khả năng bị mất của cải trong thời kỳ suy thoái kinh tế thông qua việc sa thải công việc và bị tịch thu nhà hơn những người da trắng. Những hậu quả bất lợi như vậy đã diễn ra trong cuộc đại suy thoái và dường như lại xuất hiện trong thời kỳ suy thoái kinh tế do dịch bệnh Covid-19 gây ra.

Diệu Linh
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.