Tuyên bố áp thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ gây chấn động toàn cầu.
Mỹ siết thuế: Không ai nằm ngoài cuộc chơi!
Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế đối ứng lên hàng hóa từ 180 quốc gia và vùng lãnh thổ – một động thái “tuyên chiến” toàn cầu nhằm cân bằng cán cân thương mại.
Việt Nam bị đánh thuế ở mức 46% – cao thứ ba sau Campuchia (49%) và Lào (48%). Điều đáng nói, danh sách này không loại trừ đồng minh, đối tác chiến lược hay quốc gia có quan hệ tốt với Mỹ. Đó là lý do giới chuyên gia gọi đây là “đòn toàn diện”.
Việt Nam không phải mục tiêu đơn lẻ, nhưng mức thuế cao đặt chúng ta vào thế bị động. Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp quốc tế đã chọn Việt Nam làm “bến đỗ", quyết định từ phía Mỹ có thể ảnh hưởng tới các dòng đầu tư xuyên quốc gia.
Bất động sản có tránh được cơn chấn động?
Theo ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), nếu mức thuế chính thức có hiệu lực, tác động lên thị trường BĐS là điều không thể tránh khỏi.
BĐS công nghiệp: Ngôi sao đang lên liệu có bị ảnh hưởng?
Chủ tịch VARS cho rằng, phân khúc được kỳ vọng nhất của thị trường BĐS Việt Nam – bất động sản công nghiệp – đang đối mặt rủi ro lớn. Nhiều doanh nghiệp FDI từng chọn Việt Nam vì lợi thế chi phí, hạ tầng và đặc biệt là cửa ngõ xuất khẩu sang Mỹ, có thể ảnh hưởng trước mức thuế mới...
BĐS văn phòng: Sức cầu từ khối ngoại có nguy cơ sụt giảm
Với lượng hấp thụ chủ yếu đến từ khối doanh nghiệp FDI, thị trường văn phòng – nhất là hạng A – sẽ chịu tác động khi quy mô hoạt động của nhóm này bị thu hẹp...
BĐS nhà ở cho chuyên gia nước ngoài cũng bị ảnh hưởng dây chuyền
Cùng với đó, loại hình nhà ở phục vụ chuyên gia ngoại cũng sẽ gặp khó. Sức cầu giảm, giá thuê/lượng giao dịch có thể phải điều chỉnh theo chiều hướng tiêu cực.
Các phân khúc khác: Ảnh hưởng gián tiếp nhưng không quá nghiêm trọng
Dù chịu tác động từ nền kinh tế chung, song các phân khúc như nhà ở thương mại đại trà, đất nền khu vực đô thị hoá chậm... không phải là tâm điểm bị ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thuế này.
Thách thức và cơ hội mới
Ông Đính nhận định: “Đây không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để Việt Nam thay đổi bản chất của mô hình tăng trưởng”.
Đây sẽ là cơ hội vàng để Việt Nam thanh lọc đầu tư "ăn xổi", chuyển trục chiến lược xuất khẩu, thúc đẩy doanh nghiệp nội địa vươn lên.
“Việt Nam cần dần loại bỏ vai trò của một trung tâm gia công lắp ráp, hút dòng vốn thực chất và dài hạn hơn. Bên cạnh đó, đẩy mạnh khai thác thị trường mới ngoài Mỹ, tránh phụ thuộc vào một cực thương mại.
Khi doanh nghiệp ngoại rút lui hoặc thu hẹp, chính là cơ hội để doanh nghiệp Việt thay thế, phát triển chuỗi cung ứng trong nước.
Ngoài ra, chúng ta có thể tập trung vào những lĩnh vực Mỹ không khuyến khích sản xuất nội địa, tạo cầu nối mới giữa hai nền kinh tế”, ông Đính cho hay.
Biến thách thức thành bước tiến
Chúng ta có niềm tin rằng Chính phủ sẽ có những quyết sách và bước đi đúng đắn, cần thiết để bảo vệ các doanh nghiệp cũng như bảo vệ cả nền kinh tế. Niềm tin này hoàn toàn có căn cứ. Bởi lẽ, trong khi nhiều quốc gia khác còn “chưa kịp” định hình vấn đề và xác định phương án đối phó, thì Chính phủ Việt Nam đã ngay lập tức có phản ứng.
Trong những ngày đầu sau tuyên bố của ông Trump, Việt Nam đã có phản ứng tức thời. Điện đàm trực tiếp giữa hai nguyên thủ được triển khai, thiện chí từ phía Việt Nam được thể hiện rõ ràng: sẵn sàng mở rộng hợp tác, giảm thuế nhập khẩu hàng Mỹ về 0%, mong muốn Mỹ có động thái tương tự.
Thông tin được công khai rộng rãi, chiến lược ứng phó đang được xây dựng kỹ lưỡng và cập nhật liên tục – cho thấy sự chủ động, minh bạch và quyết liệt từ Chính phủ.
Chính sách thuế lần này của Mỹ có thể gây sốc ban đầu, nhưng cũng là bước tiến để tái cơ cấu nền sản xuất và thị trường BĐS một cách sâu sắc và bền vững hơn”, ông Đính khẳng định.
-
Áp thuế thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc: Thị trường trong nước phản ứng ra sao?
Việc áp thuế chống bán phá giá tạm thời từ 15% đến hơn 37% với thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc đang tạo ra những chuyển động đáng chú ý trên thị trường trong nước. Giá thép bắt đầu nhích lên, trong khi các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản và người dân đứng trước áp lực gia tăng chi phí đầu vào.
-
Các doanh nghiệp bất động sản không chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế mới, được đánh giá là trung lập. Tuy nhiên, thu nhập người dân có thể suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng bán hàng và tiến độ phát triển dự án mới.
-
Trung Quốc khẳng định sẽ "chiến đấu đến cùng" nếu Mỹ kiên quyết áp thuế mới
Trung Quốc đã chỉ trích Mỹ vì đe dọa tăng thuế nhập khẩu và cam kết sẽ đáp trả nếu Washington tiếp tục hành động, đẩy căng thẳng trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lên cao hơn nữa.








-
BĐS Quý 1/2025: Lửa đã bén – Chu kỳ mới chính thức kích hoạt
Thị trường bất động sản Việt Nam đang có những chuyển biến rõ rệt. Đó không còn là những tín hiệu mờ nhạt hay sự khởi động chậm chạp, mà quý 1/2025 thực sự đánh dấu một giai đoạn mới đầy hy vọng, như ngọn lửa vừa bén đã lan tỏa rộng....
-
Hà Nội nguồn cung căn hộ giảm, người mua chuyển hướng ra vệ tinh, khu vực này thành cực hút mới
Sau chuỗi 8 quý tăng trưởng không ngừng, thị trường căn hộ sơ cấp Hà Nội bất ngờ “giảm tốc” trong ba tháng đầu năm 2025. Nguồn cung mới sụt giảm mạnh, lượng tiêu thụ lao dốc, trong khi đó, các khu vực vùng ven như Văn Giang (Hưng Yên) lại nổi lên như...
-
Nhận diện 5 yếu tố định hình bức tranh thị trường bất động sản đầu năm 2025
Bước sang quý I/2025, thị trường bất động sản Việt Nam đang thể hiện những tín hiệu phục hồi ngày càng rõ rệt, với lực đẩy đến từ chính sách, hạ tầng và thanh khoản có dấu hiệu khởi sắc. Báo cáo mới nhất từ BHS Group ghi nhận hàng loạt diễn biến đáng...