08/04/2025 1:00 PM
Trung Quốc đã chỉ trích Mỹ vì đe dọa tăng thuế nhập khẩu và cam kết sẽ đáp trả nếu Washington tiếp tục hành động, đẩy căng thẳng trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lên cao hơn nữa.

Trung Quốc khẳng định sẽ "chiến đấu đến cùng" nếu Mỹ kiên quyết áp thuế mới- Ảnh 1.

Trung Quốc khẳng định sẽ "chiến đấu đến cùng" nếu Mỹ kiên quyết áp thuế mới.

"Bước đi đe dọa leo thang thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc là một sai lầm nối tiếp sai lầm, một lần nữa cho thấy bản chất cưỡng ép của Mỹ”, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố hôm thứ Ba. "Nếu Mỹ kiên quyết làm theo ý mình, Trung Quốc sẽ chiến đấu đến cùng”.

Phản ứng mạnh mẽ này được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thêm mức thuế nhập khẩu 50% nếu Trung Quốc không rút lại các biện pháp trả đũa trước đó. Điều này cho thấy Trung Quốc không có ý định nhượng bộ trước sức ép, mở ra viễn cảnh của một cuộc căng thẳng kéo dài.

"Ngôn từ từ phía Trung Quốc rất cứng rắn. Nếu ông Trump không xuống nước, các nhà đầu tư cần chuẩn bị cho việc hai nền kinh tế tách rời nhau về thương mại", theo Michelle Lam, chuyên gia kinh tế khu vực Đại Trung Hoa tại Societe Generale SA nhận định.

Đồng nhân dân tệ trong nước của Trung Quốc đã rớt xuống mức thấp nhất kể từ năm 2023 sau khi ngân hàng trung ương nới lỏng kiểm soát. Trong khi đó, chỉ số cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông tăng đến 3,7% sau ngày giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính, khi các quỹ nhà nước cam kết hỗ trợ thị trường.

Đề xuất áp thuế mới của ông Trump sẽ cộng dồn với mức thuế “đối ứng” 34% dự kiến áp dụng từ ngày 9/4, cùng với mức thuế 20% được ban hành hồi đầu năm, theo một quan chức Nhà Trắng. Như vậy, tổng mức thuế quan mới trong năm nay sẽ lên tới 104%, tương đương với việc giá nhập khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ bị nhân đôi.

Trong khi kêu gọi đối thoại để giải quyết tranh chấp, Bộ Thương mại Trung Quốc vẫn phải đối mặt với tuyên bố cứng rắn từ ông Trump hôm thứ Hai rằng “mọi cuộc đàm phán với Trung Quốc” sẽ bị chấm dứt nếu Trung Quóc không có hành động cụ thể, dù ông không nói rõ yêu cầu là gì.

Căng thẳng gia tăng khiến khả năng diễn ra một cuộc điện đàm cấp cao gần như không còn. Ông Trump chưa từng nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình kể từ khi trở lại Nhà Trắng — đây là khoảng thời gian lâu nhất mà một tổng thống Mỹ chưa liên lạc với người đồng cấp Trung Quốc sau khi nhậm chức trong 20 năm qua.

Trước đó, tờ báo Trung Quốc đã đăng bài xã luận khẳng định Bắc Kinh "không còn ảo tưởng" về việc đạt được một thỏa thuận. Ông Tập đã cam kết thúc đẩy tiêu dùng nội địa, khi xuất khẩu — lĩnh vực đóng góp một phần ba tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm ngoái — bị ảnh hưởng bởi thuế quan.

Bình luận từ Bloomberg Economics:

"Viễn cảnh tăng trưởng chịu cú sốc từ bên ngoài khiến việc đẩy nhanh các gói kích thích tài khóa và tiền tệ trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết — và chúng tôi dự đoán điều đó sẽ xảy ra sớm hơn trước”, Chang Shu, David Qu và Eric Zhu cho biết.

Ông Ding Shuang, kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc và Bắc Á tại Standard Chartered, nhận định Trung Quốc sẽ đáp trả các mức thuế mới bằng các biện pháp tương đương, bởi các đòn thuế mới từ Mỹ sẽ không gây thêm tổn hại đáng kể.

"Hiệu ứng biên của việc nâng thuế thêm từ mức hiện tại khoảng 65% sẽ không còn nhiều”, ông nói. "Phần lớn hàng xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ đã bị ảnh hưởng. Với những mặt hàng không nhạy cảm về giá, việc tăng thuế cao hơn nữa cũng không có tác dụng”.

Đáp lại động thái mới nhất của Mỹ, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington tuyên bố rằng đe dọa và gây áp lực "không phải là cách phù hợp để tương tác" với Trung Quốc và nước này sẽ bảo vệ lợi ích của mình.

"Động thái bá quyền của Mỹ dưới danh nghĩa đối ứng chỉ phục vụ lợi ích ích kỷ của mình, làm tổn hại đến quyền lợi chính đáng của các quốc gia khác và đặt Nước Mỹ trên hết lên trên luật lệ quốc tế”, phát ngôn viên Liu Pengyu của đại sứ quán nói.

Anh Mai
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.