Nhung là cô bạn tôi rất ngưỡng mộ vì vừa xinh đẹp, học giỏi lại đa tài. Kết hôn được 8 năm và có hai đứa con gái xinh xắn, tôi chưa từng nghe cô ấy than vãn về cuộc sống gia đình.
Nhưng khoảng vài ba tháng trở lại đây, Nhung luôn tỏ ra bất mãn và áp lực với gia đình nhà chồng mà vấn đề chính là xoay quanh chuyện tiền bạc.
Sau khi kết hôn, Nhung được bố mẹ đẻ cho ở tạm trong một căn nhà cũ kỹ gần trung tâm thành phố. Ông bà nghỉ hưu, muốn về quê an hưởng tuổi già nên cho vợ chồng Nhung ở tạm, dự định khi nào con gái mua nhà ở riêng ông bà sẽ bán đi để sửa sang căn nhà dưới quê.
Ý thức được việc đó nên Nhung cố gắng kiếm tiền thật nhiều và lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm. Ngoài công việc chính cô cũng bán thêm hàng online.
Cuối cùng sau nhiều năm dành dụm, vợ chồng Nhung đã tích lũy được một khoản tiền để mua nhà trả góp. Nhưng mọi chuyện lại không suôn sẻ, khi cô nghe lời gia đình chồng mua lại căn nhà của anh trai chồng.
Nhung kể anh chị chồng làm ăn được nên bán căn nhà cũ để chuyển vào trung tâm thành phố sinh sống. Biết được vợ chồng Nhung đang có ý định mua nhà nên anh ngỏ ý muốn bán cho em trai.
Chồng Nhung thuyết phục cô mua vì nhà đó gần nhà bố mẹ, lại thuận tiện đi làm và đưa đón con đi học. Nhung đến nhà anh chị chơi nhiều lần nên cũng biết căn nhà rất rộng rãi, mát mẻ và có sổ đỏ, pháp lý rõ ràng nên cô đồng ý với chồng.
Việc mua bán diễn ra thuận lợi, giấy tờ hoàn thiện và tiền bạc đã chuyển giao đầy đủ. Nhưng gần đến ngày chuyển nhà thì chị dâu thông báo mang bầu và bị động thai. Mẹ chồng Nhung lo sốt vó nói vợ chồng cô dời lại kế hoạch chuyển nhà đợi chị dâu ổn định hơn.
Mặc dù cảm thông với hoàn cảnh chị dâu, nhưng Nhung cũng “đứng ngồi không yên” vì để mua được căn nhà này cô đã vay mượn tứ phía và trả lãi hàng tháng. Trong khi đó, bố mẹ đẻ cũng đã rao bán căn nhà cũ vợ chồng Nhung ở để sửa nhà dưới quê theo kế hoạch.
Mặc dù đã thanh toán toàn bộ số tiền mua nhà, Nhung vẫn không được ở. Ảnh minh họa.
Qua ba tháng đầu, chị dâu đã ổn định nhưng lại chưa muốn chuyển đi. Cô hỏi chồng thì biết được tin bố mẹ chồng muốn anh chị sinh con xong, em bé cứng cáp rồi mới chuyển. Điều đáng nói, khi cô nói chuyện “đòi nhà” với chồng thì anh gạt đi vì cho rằng ở đây 8 năm rồi ở thêm mấy tháng nữa có là vấn đề gì.
Nhung rất ấm ức khi bỏ tiền ra mua nhà mà vẫn phải ở chỗ chật chội, trả tiền lãi hàng tháng, trong khi căn nhà mới của anh chị lại đang cho người khác thuê.
Cách đây vài tuần, bố mẹ Nhung gọi điện hối thúc chuyện bán nhà vì cần tiền lo việc cuối năm. Cô cũng muốn giải quyết nhanh để nhận một khoản bố mẹ cho để trả bớt nợ nần. Nhung quyết định không nói với chồng mà nhắn trực tiếp cho anh trai đề nghị anh chị chưa dọn về nhà mới thì chuyển sang nhà ba mẹ chồng ở một thời gian và bàn giao nhà. Tưởng anh chồng sẽ cảm thấy áy náy, nhưng phản ứng sau đó lại trái ngược khiến Nhung càng thêm áp lực.
Anh gửi tin nhắn của Nhung cho chồng cô và cả bố mẹ chồng, sau đó mọi người xúm vào chỉ trích cô ích kỷ, tính toán. Chị dâu đang bầu bì như vậy, chuyển nhà sẽ không có ai chăm sóc. Còn chồng cô thì trách sao không bàn bạc gì lại nhắn cho anh trai như vậy.
Lúc mua căn nhà này, Nhung đã không hài lòng về chuyện anh chồng bán nhà với mức giá ngang với thị trường đã đành, lại còn tính tiền từng cái bát, đôi đũa. Quan trọng hơn nữa là cô đã vay mượn để trả đầy đủ tiền nhà cho anh trai chồng, nhưng đã gần nửa năm vẫn chưa được chuyển đến ở.
Mọi chuyện cứ dùng dằng như vậy. Nhung không biết phải làm thế nào khi ở trong tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan”.
-
Nóng trong tuần: Cẩn trọng tránh rủi ro mua nhà cuối năm
CafeLand - Cuối năm, cẩn trọng mua nhà có sổ đỏ giả; “Khóc ròng” khi đóng tiền tỉ nhưng dự án vẫn chỉ là bãi cỏ hoang; Đất khu sân bay Long Thành tăng "chóng mặt", bám sát giá TP.HCM; Dự báo nguồn cung bất động sản sẽ tăng mạnh trong năm 2021... là những thông tin nóng trong tuần qua.
-
Rủi ro mua nhà hình thành trong tương lai
Việc mua bán nhà ở hình thành trong tương lai luôn sôi động. Không chỉ đây là kênh sở hữu nhà, tài sản của người dân có nhu cầu, mà còn là kênh đầu tư của nhiều nhà đầu tư khi mua đi bán lại hoặc cho thuê. Pháp luật đã có những quy định cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người mua nhà do không nắm được các quy định pháp luật đã bị thiệt hại, thua lỗ khi gặp phải chủ đầu tư không thực hiện đúng theo hợp đồng mua nhà đã ký kết.
-
Người trẻ mua nhà: Muốn “flex” bản thân hay thực sự cần nơi gọi là “nhà”
Người trẻ mua nhà thường nhận được sự ngưỡng mộ, sự thán phục, có chút ganh tị của người thân, bạn bè nên một bộ phận thế hệ Millennials-Z nhầm lẫn đó là “thành công”, nhưng ẩn sau đó là những câu chuyện dở khóc, dở cười....
-
Những rủi ro khi mua nhà online
Việc tìm mua nhà thông qua các chuyên trang bất động sản hay mạng xã hội hiện đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, nếu người mua không cẩn thận, đây có thể là nơi để nhiều kẻ gian lợi dụng kẽ hở nhằm mục đích lừa đảo....
-
Cọc 200 triệu đồng, chủ nhà bất ngờ “quay xe” không muốn bán
Đó là câu chuyện của Tuấn Anh (33 tuổi, Nghệ An) khi anh bị chủ nhà hủy hợp đồng mua bán nhà vì đất tăng giá.